Monday, December 15, 2014

Du học Thanh Giang - Công ty du học Nhật Bản uy tín tại Thanh Hóa

 Du học Thanh Giang là công ty du học Nhật Bản uy tín tại Thanh Hóa 

 Bạn đang sinh sống tại Thanh Hóa hoặc bất cứ tỉnh thành nào lân cận? Bạn đang có ý định đi du học Nhật Bản? Điều gì khiến bạn nghĩ đến trước tiên khi chuẩn bị lập kế hoạch và hành trang đi du học. Tất nhiên, bạn cần phải có người hướng dẫn và tư vấn. Bố mẹ và người thân là những người cổ vũ tinh thần và tiếp thêm sức mạnh cho bạn. Còn tư vấn về chuyên môn thì bạn phải nhờ đến một công ty du học Nhật Bản tại Thanh Hóa mà bạn có thể tin tưởng và quan trọng là họ hiểu bạn đang muốn gì?

10291077 1479903575627854 1237158541491488990 n Công ty du học Nhật Bản tại Thanh Hóa
Du học Thanh Giang – Công ty tư vấn du học Nhật Bản tại Thanh Hóa  chắp cánh ước mơ của bạn
Nhận thấy xu hướng các bạn trẻ đi du học Nhật Bản  ngày càng nhiều nên ở Thanh Hóa xuất hiện rất nhiều trung tâm tư vấn du học kém uy tín, làm việc không đi liền với lương tâm và trách nhiệm. Vì vậy, gây nên tâm lý lo lắng cho các bậc phụ huynh cùng các em học sinh. Vì vậy, Công ty cổ phần du học Thanh Giang- Tư vấn du học Nhật Bản tại Thanh Hóa mở ra nhằm định hướng du học cho các bạn có nguyện vọng đi du học tại xứ sở hoa anh đào.
Việc lựa chọn một trung tâm tư vấn uy tín là không dễ dàng. Hãy tin tưởng và để chúng tôi đồng hành cùng giấc mơ du học Nhật Bản của bạn. Đến với Công ty du học Thanh Giang tại Thanh Hóa, bạn hãy hoàn toàn yên tâm với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp có nhiều năm sinh sống và công tác tại Nhật Bản sẽ giúp giải đáp tất cả các thắc mắc, băn khoăn của bạn.
Chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty cổ phần du học Thanh Giang 
Địa chỉ: Lô 18, đường Nguyễn Phục, phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Phone1: 0373 851 936
Phone2: 0967 069 487

Monday, December 8, 2014

3 điều cần biết trước khi du học Nhật Bản

Ước mơ của bạn là du học ? nhưng để biến ước mơ đó thành hiện thực thì không hề đơn giản. Du học là một quyết định lớn trong cuộc đời bạn, nó sẽ quyết định đến tương lai bạn rất nhiều.

Chính vì vậy để đưa ra được quyết định đó trước hết bạn phải tìm hiểu thật kỹ về đất nước mà bạn chuẩn bị du học, sinh sống. Và du học Nhật Bản cũng vậy, nếu đó là điểm dừng chân du học của bạn thì hãy cùng OSC tìm hiểu về đất nước Hoa Anh Đào này nha.

Theo Wiki Giáo dục ở Nhật Bản có tính cạnh tranh rất cao. Học sinh phải cố gắng thi đỗ vào các trường danh tiếng để đảm bảo có được việc làm tốt sau khi ra trường. Đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các thí sinh, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh mười sáu tuổi

1. Chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với việc tiếp nhận du học sinh


Nhật Bản là đất nước rất khắt khe và nghiêm ngặt về vấn đề thủ tục cấp và gia hạn visa du học Nhật Bản.Tuy nhiên kể từ năm 2008 chính phủ Nhật đã đề ra mục tiêu trong giáo dục đó là thu hút được 300 lưu học sinh mỗi năm và đang trên con đường thực hiện mục tiêu đó.



Vì vậy du học Nhật Bản được nới lỏng hơn dành cho bạn, đồng thời có những chính sách khuyến khích du học sinh tới Nhật học tập và làm việc sau khi tốt nghiệp khóa học. Nhờ có chính sách mới này mà quy định quản lý nhập cư đã được nới lỏng, đơn giản hóa đi rất nhiều. Nhìn chung, bối cảnh xin cấp visa – gia hạn visa cho du học sinh Nhật Bản tuy đã được nới lỏng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

2. Du học Nhật Bản hệ vừa học, vừa làm tiết kiệm chi phí


Thực tế thì Nhật Bản là đất nước đắt đỏ bậc nhất trên thế giới và những khó khăn đầu tiên bạn vấp phải nếu du học tại Nhật có lẽ sẽ là vấn đề tài chính. Không chỉ có mức học phí, chi phí du học Nhật Bản tương đối cao và mức phí sinh hoạt tại Nhật Bản cũng không hề thấp. Giải pháp thường được đưa ra để giải quyết vấn đề này là: đi làm thêm và xin cấp học bổng du học Nhật Bản

Đối với sinh viên đi du học, đi làm thêm là 1 việc tất yếu. Bởi đi làm không chỉ giúp sinh viên trang trải được cuộc sống nơi xứ người, mà còn là cơ hội thực hành kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong thực tế đời sống và học tập kỹ năng làm việc với người bản xứ.


Nhưng bạn lưu ý quy định của chính phủ Nhật Bản đối với du học sinh Nhật có thể làm 4 tiếng/ngày nhưng không được làm quá 28 tiếng/tuần và phải có giấy phép của cơ quan xuất nhập cảnh. Đây là quy định của chính phủ Nhật nhằm đảm bảo việc học tập của du học sinh, tránh trường hợp du học sinh sa đà vào làm thêm, chểnh mảng học hành.

3. Nhật Bản đòi hỏi chất lượng vì vậy đánh giá học lực bạn sẽ khắt khe hơn so với các nước


Nhật Bản đặc biệt coi trọng giáo dục và đưa ra các quy định khá khắt khe đòi hỏi sinh viên phải học tập thực sự nghiêm túc. Cụ thể như việc đi học muộn hay về quá sớm cũng đều không được tính trong khi tỷ lệ đi học phải trên 90% số buổi học.


Nghỉ quá số buổi cho phép (dưới 90% số buổi học), nhà trường sẽ gọi điện thông báo cho gia đình, thậm chí sẽ đuổi học. Các trường ở Nhật cũng cấm tuyệt đối việc hút thuốc, uống nước, ăn quà vặt, sử dụng điện thoại… trong các giờ học. Bên cạnh đó, giảng viên Nhật đánh giá cao những sinh viên cần cù, chăm chỉ. Vì vậy, để học tập tốt tại Nhật Bản, du học sinh cần tích cực trau dồi tiếng Nhật, nghiêm túc chấp hành kỷ luật đồng thời làm đủ bài tập, không ngừng học hỏi.

Đó là những điều cơ bản mà bạn nên biết trước khi lựa chọn du học Nhật là điểm đến, ngoài ra bạn còn những thắc mắc, băn khoăn cần tư vấn hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi.

Các bước xin việc làm thêm tại Nhật

Sau khi được cấp visa các bạn sẽ chuẩn bị hành trang đi du học Nhật Bản, sau khi làm thủ tục nhập vào nước Nhật bạn đến trường nhập học, ở đây các bạn sẽ học ngôn ngữ khoảng 1 năm hoặc hơn điều đó tùy thuộc vào mỗi kỳ nhập học mà bạn chọn và năng lực học tiếng của bạn.
Khi các bạn đã vào học khoảng hai tháng thì bắt đầu các bạn có thể đi làm thêm để hỗ trợ cho việc chi trả cho sinh hoạt và học tập, chính phủ Nhật Bản không cấm sinh viên đi làm thêm vì vậy các bạn yên tâm về vấn đề này, tuy nhiên làm thế nào để xin được đi làm thêm? Và thủ tục xin đi làm thêm như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu.

Đầu tiên bạn phải xin được giấy phép được đi làm thêm tại văn phòng nhập cư
Xin giấy phép về việc có thể tham gia vào các hoạt động, cái này bạn phải nộp đơn (đơn này có thể lấy ở phòng nhập cư) thông thường có các loại giấy mẫu tờ sau
- Giấy phép về việc có thể tham gia vào các hoạt động giấy phép này rất cần thiết, các bạn có giấy phép này là có thể tham gia đi làm thêm
- Hộ chiếu
- Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài và hỗ trợ nộp đơn (do nhà trường của bạn cung cấp )
Thứ hai ,giới hạn làm thêm tùy thuộc vào thời gian lưu trú của bạn
Thứ ba có giới hạn về những loại hình công việc bạn được tham gia
Chú ý. Chính phủ Nhật Bản không cấm việc sinh viên nước ngoài đi làm thêm , nhưng lại nghiêm cấm sinh viên nước ngoài làm trong các dịch vụ giải trí có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến đạo đức xã hội.
Còn về công việc thì nhà trường sẽ giúp các bạn hoặc các bạn liên hệ với các bạn sinh viên khóa trước hoặc tìm thông tin tuyển dụng ở các mục quảng cáo trên báo hoặc trên tạp chí tuyển dụng các bạn cũng có thể thông qua văn phòng đảm bảo việc làm công cộng còn gọi tắt là “xin chào công việc” các bạn có thể liên lạc với họ qua các website:
Tại Tokyo (www.tfemploy.gp.jp)
Tại Osaka(www.osaka-rodo.go.jp)

Chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Nhật Bản


Visa du học Nhật Bản: Chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Nhật Bản
Công ty cổ phần du học Thanh Giang xin hướng dẫn cách làm, các giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ xin Visa du học Nhật Bản. Chi phí và lệ phí khi làm thủ tục du học Nhật Bản, các câu hỏi thường gặp khi du học Nhật. Thủ tục và các giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ xin visa du học Nhật Bản

Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất (Số điện thoại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp Nhật: 03-3580-4111).

Hồ sơ xin Visa du học Nhật Bản bao gồm các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu
- Tờ khai xin cấp Visa (1 tờ)
- 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
- Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
- Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản)
- Giấy phép nhập học

Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.
Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa:

Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)

Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30

Thời gian trả kết quả Visa:

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)

Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45

Thời gian cần thiết:

5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)

Ví dụ: Nộp đơn xin cấp Visa sáng thứ Hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Hai tuần tiếp theo.

Chi phí – Lệ phí xin Visa:

- Visa hiệu lực 1 lần: 480.000 VNĐ

- Visa hiệu lực nhiều lần: 970.000 VNĐ

Tiêu chuẩn cơ bản theo quy định về việc cấp visa

Theo quy định, nếu người xin cấp visa thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:

-  Người xin visa được xác nhận chính xác là có hộ chiếu còn hạn sử dụng, có quyền và tư cách được trở về nước mình hoặc tái nhập quốc lại nước người đó đang lưu trú.
-   Hồ sơ xuất trình xin visa phải đầy đủ, hợp lệ.
-   Hoạt động dự định của người xin visa tại Nhật hoặc thân phận, vị trí và thời hạn lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được quy định tại Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty cổ phần du học Thanh Giang 
Địa chỉ: Số 5 Ngô Quyền – P. Điện Biên – TP. Thanh Hóa
Phone1: 0373 851 936
Phone2: 0967 069 487

Vì sao xin visa du học ở Nhật khó?

Khi kinh tế phát triển và giáo dục ngày càng được chú trọng hơn. Và Việc du học Nhật Bản đang được đông đảo các bậc phụ huynh, cũng như du học sinh lựa chọn. Nhưng bạn có biết việc xin visa Nhật Bản không hề đơn giản như bạn nghĩ
Không chỉ riêng Việt Nam mà kể cả các nước khác, thủ tục xin visa Nhật là rất khó vì đây là một nước phát triển…, ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch hội cựu du học sinh Nhật Bản cho biết.

Ông chia sẻ thêm vì sao visa du học Nhật Bản lại khó đó là


- Khi công dân của những quốc gia đang phát triển nhập cư vào nước Nhật ít nhiều sẽ gây xáo trộn cho xã hội Nhật. Bởi vậy, họ cũng hạn chế người nhập cư. Song nếu người Việt Nam, trong đó có du học sinh làm theo đúng nguyên tắc thì không có gì khó khăn cả.
Vậy đúng nguyên tắc là phải làm như thế nào, thưa ông?
Đối với du học sinh đăng ký học đại học, để xin được visa cần có sự chấp thuận của một trường đại học bên Nhật. Còn đối với học cao học thì cần phải có thêm một vị giáo sư đứng ra đỡ đầu bằng một lá thư bảo đảm. Với bậc đại học, nếu có được thư bảo đảm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay, một số công ty hỗ trợ du học của Việt Nam đã bỏ qua yêu cầu đỡ đầu của giáo sư Nhật hay của trường đại học. Họ cứ tìm cách để xin visa, sau đó cho sinh viên sang Nhật rồi mới tìm chỗ học. Tình trạng này dẫn đến nhiều trường hợp du học sinh sang đó rồi có thể phải quay về vì không tìm được nơi nhận học.

Ông Nguyễn Ngọc Bình.

Với những học sinh, sinh viên Việt Nam có ý định đi du học, theo ông, cần phải làm thế nào để có thể nhận được sự chấp thuận của một giáo sư người Nhật?


Nếu sang học tiếng Nhật thì chưa cần đến bảo lãnh của giáo sư Nhật, mà chỉ cần bảo lãnh của trường nhận đào tạo. Với các trường hợp học cao học, nghiên cứu sinh thì cần giáo sư đỡ đầu. Vì trách nhiệm của vị giáo sư Nhật trong việc đỡ đầu cho một sinh viên nước ngoài là rất cao nên trước khi viết thư bảo đảm, họ phải điều tra rất kỹ về bản thân sinh viên đó.
Để có được thư bảo đảm của vị giáo sư có thể nói là vừa khó lại vừa không khó. Nó khó ở chỗ nếu như mình tự liên hệ thì họ sẽ rất khó trả lời. Nhất là phần lớn sinh viên của ta liên hệ bằng email, chủ yếu lại ở những địa chỉ không tin cậy lắm như yahoo, gmail... Bởi vậy, tốt nhất sinh viên nên liên hệ từ những địa chỉ được cấp chính thức của trường đại học hoặc một công ty dịch vụ thông tin viễn thông như VNN, FPT hay NETNAM chẳng hạn.



Hơn nữa, người Nhật có thói quen là chỉ xem xét giúp đỡ khi biết rõ bạn là ai, nên các sinh viên cần liên hệ trước với một trường đại học ở Nhật, rồi thông qua bộ phận hợp tác quốc tế của trường để liên hệ với một giáo sư. Hoặc sinh viên cũng có thể nhờ qua một người đã hoặc đang sống và học tập tại Nhật Bản để tiếp cận với giáo sư. Tùy người giới thiệu và bản thân hồ sơ sinh viên mà giáo sư có thể xem xét nhận giúp đỡ.

Ngoài việc có được thư bảo đảm, trong hồ sơ xin du học Nhật Bản , sinh viên còn cần phải lưu ý điều gì, thưa ông?


Tôi nghĩ rằng, trong việc này thì công ty tư vấn du học đóng một vai trò rất quan trọng. Họ cần phải giúp sinh viên tìm hiểu đúng các thủ tục và kê khai chuẩn. Chẳng hạn một học sinh Việt Nam học rất giỏi, nhưng không được một công ty tư vấn du học có kinh nghiệm giúp đỡ trong việc kê khai sẽ rất thiệt thòi. Người Nhật quan niệm 1 năm học phải đủ 12 tháng, nhưng ta lại khai 1 năm học chỉ từ tháng 9 đến hết tháng 5 năm sau, còn lại 3 tháng nghỉ hè không học. Như vậy, so với người Nhật là thời gian học không đủ so với yêu cầu và sinh viên đó sẽ không được chấp nhận. Hội cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản có thể hỗ trợ các gia đình và học sinh nào có nhu cầu trong vấn đề tư vấn du học Nhật, để đạt được hiệu quả cao nhất với những thông tin xác đáng nhất.



Ông còn điều gì muốn nhắn nhủ với những người đang có ý định đi du học Nhật?
Tôi muốn những học sinh Việt Nam phải biết chớp thời cơ để cạnh tranh với sinh viên các nước. Vì trên thực tế, các nước khác gửi được rất nhiều sinh viên sang Nhật học và nhận được nhiều học bổng. Hãy làm đúng nguyên tắc và tìm đến những địa chỉ đủ sức tin cậy để họ giúp đỡ. Chúc các bạn thành công.
Đó là chia sẻ về Visa Vietnam du học Nhật Bản.

Xin cảm ơn ông!
Theo dân trí

Saturday, December 6, 2014

Du học Nhật - Sự lựa chọn hoàn hảo

Bạn đang phân vân không biết chọn đất nước nào làm điểm dừng chân cho mình khi du học. Nhật Bản là một đất nước xinh đẹp, có bề dày về giáo dục. Bạn đã hiểu biết gì về xứ sở hoa anh đào. Sau đây là một số nét độc đáo mà những du học sinh đã phát hiện ra trong suất thời gian học tập bên Nhật

1. Nhật Bản có nền giáo dục chất lượng
Nhật Bản là một đất nước có nền giáo dục đứng thứ 3 thế giới. Nền giáo dục không đề cao tiếng Anh, họ coi trọng tiếng Nhật và nét văn hóa truyền thống ứng dụng, tránh việc chảy máu chất xám sau khi  tốt nghiệp. Ở trường học, giáo viên sẽ là người hướng dẫn, định hướng để bạn tự nghiên cứu, tính tự giác được đặt lên hàng đầu, đánh giá cao ưu điểm của cá nhân, rèn luyện tính hòa nhập cộng đồng và tự tin trước đám đông.

 Người Nhật mang một nét đặc trưng về tinh thần làm việc trách nhiệm, tỉ mỉ, và có những đức tính tốt như lịch sự, cẩn thận, ... Khi học trong trường bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng cơ bản để trở thành một nhân viên tốt bản như cách chào hỏi khách hàng, cấp trên, ...Vì vậy, khi du học ở Nhật, ngoài những kiến thức chuyên môn, du học sinh có thể học thêm tác phong làm việc chuyên nghiệp của người Nhật. Ngoài giờ học trên lớp bạn còn đươc tạo điều kiện tự nghiên cứu. Các phòng nghiên cứu hầu như mở cửa 24/24 để sinh viên có thể tự nghiên cứu theo thời gian biểu phù hợp với mình. Bạn có đam mê thể thao hay thích tìm hiểu về nền văn hóa Nhật Bản, trường học sẽ tổ chức các câu lạc bộ, các lớp học thêm về văn hóa ngoài những giờ học căng thẳng.

Ngoài ra Nhật Bản có rất nhiều học bổng dành cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Việt Nam. Những bạn có kết quả học tập tốt có thể nhận được học bổng của nhà trường, chính phủ Nhật (MEXT, JDS) hoặc các doanh nghiệp Nhật từ khoảng 130 triệu - 400 triệu đồng/năm. Học phí ở các trường đại học công lập ở Nhật trung bình khoảng 210 triệu đồng/năm, trong khi ở Mỹ, Úc, Anh thường là 300 triệu đồng/năm trở lên.

nền giáo dục

2. Nền văn hóa đa dạng , độc đáo
Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Từ một quốc gia nghèo khổ ở Đông Á, từ một nước thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục đất nước tan hoang, hồi sinh và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Trong sự phát triển đất nước, văn hóa Nhật Bản là một yếu tố nội sinh, một động lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay của đất nước.
Nhật Bản  - Việt Nam có điểm chung là đều nằm trong nền văn hóa phương Đông. Vì vậy, điều này giúp bạn hòa nhập khá nhanh chóng trong môi trường này. Đặc biệt, khi bạn chứng minh được bạn là người ham học hỏi, thì cơ hội hòa nhập của bạn lại càng cao.


văn hóa nhật bản

3. Hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản
 Khi du học Nhật Bản, bạn nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Nhật:
 Chế độ làm thêm: chính phủ Nhật cho phép các du học sinh làm thêm với thời gian tối đa là 28h/tuần. Hiện nay, lương làm thêm ở các quán ăn, cửa hàng tiện lợi vào khoảng 800 Yên/h. Nếu làm đủ số giờ trên, thu nhập trung bình khoảng 20.600.000VNĐ (1Yên = 230 VNĐ). Sau khi trừ đi phí sinh hoạt và thuê tiền nhà, mỗi bạn có thể để dành khoảng 8 triệu VNĐ/tháng để đóng học phí cho những học kỳ kế tiếp.

Cơ hội làm việc ở Nhật: Du học ở Nhật là một hành trình vất vả và nhiều thử thách. Tuy nhiên, nếu vượt qua được, các bạn sẽ trở thành người “3 có”: có tài, có đức và có ích cho gia đình, xã hội. Sau khi tốt nghiệp đại học, những sinh viên nước ngoài có thể làm việc tại Nhật Bản với mức lương khởi điểm khoảng 42 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, bằng tốt nghiệp đại học ở Việt Nam vẫn được công nhận ở Nhật. Vì vậy, những bạn đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp các trường tiếng ở Nhật có thể đi tìm việc tại Nhật.

4. An ninh hàng đầu thế giới
An ninh ở Nhật rất tốt vì người Nhật luôn chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp và luật ở đây cũng rất nghiêm khắc. Những hành vi trộm cắp, đe dọa người khác hoặc lái xe khi uống rượu bia đều được xem là nghiêm trọng và người vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Những khó khăn khi du học Nhật Bản

Khó khăn lớn nhất phải kể đến đối với du học Nhật Bản, một nơi đắt đỏ nhất thế giới là chi phí cao. Những sinh viên nhận được học bổng trọn gói trước khi du học thì có thể yên tâm do mức học bổng của chính phủ Nhật hay các tổ chức tư nhân nói chung đều bao gồm học phí và sinh hoạt phí ở mức có thể đủ để trang trải cho một cuộc sống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, những sinh viên du học tự túc mà không nhận được sự hỗ trợ kinh tế nào sẽ phải xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể để có thể theo học đến cùng. Cần nghiên cứu kỹ học phí, sinh hoạt phí tốn bao nhiêu, tránh lập kế hoạch với lối suy nghĩ đơn giản là sẽ lấy học bổng hay tìm việc làm thêm ở nơi du học để trang trải mọi chi phí.

Học phí của các trường Đại học Quốc lập không phân biệt theo ngành học, do Chính phủ quy định và bằng 60% mức học phí trung bình của các trường tư lập. Tại các trường tư lập, mức học phí rất khác nhau theo trường và ngành học. Ngoài tiền học phí, trong năm đầu tiên, sinh viên còn phải trả một khoản tiền nhập học trung bình vào khoảng 280.000 yên.

Học phí của các trường Trung cấp rất khác nhau, tùy theo ngành học. Nhìn chung, không có sự khác biệt quá lớn với các trường Đại học. Tại các trường Tư lập, mức chi phí cho năm thứ nhất từ 981.000 yên (ngành gia chánh) đến 1.388.400 yên (ngành Kỹ thuật, Y tế). Học phí tại trường tiếng Nhật cũng dao động trong một biên độ khá lớn như sau.

Chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka là rất cao trong khi tại các địa phương có thể thấp hơn và cuộc sống cũng thoải mái hơn. Ngoài những chi phí này, nếu bạn phải tự lo toàn bộ sinh hoạt, chi phí để ổn định cuộc sống ban đầu tại Tokyo bao gồm thuê nhà, mua sắm nội thất… là khoảng 100.000 yên. Con số trung bình phản ánh mức độ đắt đỏ của sinh hoạt tại Nhật Bản, nhưng cũng không phải không có cách tiết kiệm. Vấn đề là làm sao chi tiêu hợp lý để đảm bảo được yêu cầu số một là học tập.
Ngôn ngữ
Một khó khăn thứ hai là hàng rào ngôn ngữ. Tiếng Anh khá thông dụng tại bậc sau Đại học nhưng ở bậc Đại học, trừ một số chương trình quốc tế, các bài giảng và tài liệu đều dùng tiếng Nhật. Ngoài ra, tiếng Nhật còn được dùng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Tiếng Nhật cũng sẽ cần thiết cho bạn trong đời sống sinh hoạt do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người Nhật không cao. Mặc dù vốn từ Hán Việt có thể giúp chúng ta nắm bắt nhanh hơn hệ thống ký tự Kanji và từ vựng, nhưng tiếng Nhật vẫn là một ngoại ngữ khó học đối với người Việt. Để có thể nhanh chóng hoà đồng và bắt nhập với cuộc sống học tập tại Nhật Bản, bạn cần nỗ lực để tự chuẩn bị vốn tiếng Nhật cho mình (nếu có thể thì trước khi qua Nhật).
Những sinh viên theo học các khoá học quốc tế sau Đại học sẽ học ngay vào chương trình Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ bằng tiếng Anh nên môi trường và điều kiện học tiếng Nhật là rất hạn chế. Những sinh viên bậc học này nhưng có thời gian một năm làm nghiên cứu sinh, có thể tham dự các khoá học tiếng Nhật ngắn hạn và nếu kiên trì, có thể đạt tới trình độ giao tiếp được bằng tiếng Nhật trong sinh hoạt hàng ngày.
Với sinh viên bậc Đại học thì ngoại trừ một số ít các khoá học quốc tế, đều phải học tiếng Nhật tập trung trong thời gian một năm tại các khoá dự bị Đại học. Sinh viên Cao đẳng và Trung cấp cũng phải theo các khoá học tương tự. Trường hợp bạn muốn tự chuẩn bị tiếng Nhật tại Việt Nam thì phải tiến hành rất sớm và thử sức qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật tổ chức hàng năm. Nói chung, bạn phải đạt được chứng chỉ tiếng Nhật cấp 1 mới có thể đảm bảo tiếp thu được nội dung học tại các trường Đại học và Cao đẳng.

Kinh nghiệm du học của một cựu du học sinh Nhật Bản


         
1. Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản
          Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.
          Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.

2. Giờ học
          Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du học Nhật Bản, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về Phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

3. Làm thêm
          Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công viêc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.

4. Học bổng
          Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chắng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

5. Cuộc sống ở Nhật Bản
          Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.
          Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.
          Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.
          Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lich sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.

6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản
          Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo.
          Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công !
 

Friday, December 5, 2014

Phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả


Phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả 



 Tôi đã trải qua 1 kyuu ​​vào tháng Mười Hai năm 2008 và bây giờ tôi làm việc như một phiên dịch tự do tại Tokyo cho một số công ty lớn trên thế giới .Tôi thường nhận được câu hỏi làm thế nào để bắt đầu học tiếng Nhật hiệu quả nhất , vì vậy đây là lời khuyên mà tôi cho là tốt nhất đối với việc học ngoại ngữ này .


1.   Có một mục tiêu rõ ràng.


Nhiều người muốn " học tiếng Nhật " Nhưng bước đầu tiên để học tiếng Nhật là tự quyết định những phương pháp " học tiếng Nhật hiệu quả nhất " cho bản thân. Có nghĩa là xem phim hoạt hình không có phụ đề ? Có nghĩa là đọc văn bản bằng tiếng Nhật ? Hoặc nếu bạn đủ thành thạo để có được một công việc tại Nhật Bản?
Thật không may , rất nhiều người muốn học tiếng Nhật lại có ít kinh nghiệm trong việc học ngoại ngữ. Nếu bạn không biết được một ngôn ngữ nước ngoài trước, bạn sẽ thực sự khó khăn khi đưa ra được một ý tưởng : như thế nào để học một ngôn ngữ nước ngoài và những vấn đề gì bạn có thể gặp phải . Hầu hết mọi người bỏ trong giai đoạn đầu khi học tập, vì vậy điều quan trọng là phải có kỳ vọng thực tế ngay từ đầu.
Nếu bạn muốn làm chủ ngôn ngữ này , tốt hơn hết bạn nên quyết định và tìm hiểu trước nó , nên có kì vọng sẽ trở thành “ bậc thầy “ của ngôn ngữ. Có mục tiêu cụ thể luôn hữu ích hơn so với những người học tập trong mơ hồ. Ví dụ, việc đặt ra mục tiêu sẽ dễ dàng hơn để nhận biết sự tiến bộ của bạn nếu mục tiêu của bạn là " Tôi muốn đọc hết tiếng Nhật để tham gia kì thi kyuu " và hơn nữa nếu mục tiêu của bạn là " Tôi muốn biết tất cả mọi thứ về nó ." Thiết lập mục tiêu cụ thể cho phép bạn đo lường sự tiến bộ của bạn. Nhiều sinh viên thấy rằng việc đo lường sự tiến bộ của họ là một trong những động lực lớn nhất cho việc học ngoại ngữ tốt hơn.
Con đường đi đến sự lưu loát trong ngôn ngữ mới là dài và khó khăn . Mục tiêu rõ ràng không phải là tất cả mọi thứ , nhưng chúng sẽ giúp đỡ rất nhiều khi bạn bị lạc trên con đường tiến đến đích - và bạn có thể sẽ cảm thấy bị mất dần những gì đã học theo thời gian .Như với các ngôn ngữ khác , bạn tiến bộ trong khả năng nói và viết , nhưng chúng lại bắt đầu bất đồng với nhau một cách đáng chú ý. Bạn có thể đọc hiểu các bài học về triết lý nhưng vẫn không có ý tưởng gì cho một vài buổi nói. Hoặc ngược lại. Có mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu giúp đảm bảo rằng bạn sẽ phát triển các khả năng mà bạn muốn phục vụ cho mục tiêu đã đặt ra .

2.   Hãy “ Sẵn sàng “ để bắt đầu .



Trong bài viết này , tôi tập trung vào phương pháp tiếp cận và tự nghiên cứu ( tự học) ngoại ngữ. Trong thực tế, tôi đã làm tất cả các chuẩn bị cho việc thử trình độ tiếng Nhật của riêng tôi . Nhưng tôi không nghĩ rằng tự học tiếng Nhật là cách tốt nhất để bắt đầu.
Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông . Bạn không thể học nói bằng cách nói chuyện chỉ với chính mình . Băng đĩa có thể hữu ích , nhưng bắt đầu từ băng liệu bạn có thể loại bỏ bớt được cô đơn. Vì vây sau tất cả những gì bạn chuẩn bị , bạn nên chọn một địa điểm học nói , nhưng bạn không có ai để thực hành nói ? Tất nhiên , có thể không có sự lựa chọn tốt gần nơi bạn sinh sống. Tôi đã không thể học tiếng Nhật cho đến khi tôi đi học đại học. Vậy tôi khuyên bạn nên tham gia một lớp học ngoại ngữ nếu bạn có thể .
 Có một giáo viên hướng dẫn sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng vững chắc về ngữ pháp cơ bản , sẽ đảm bảo cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu học tập, bạn sẽ đi đúng hướng và dành nhiều thời gian cho việc học hiệu quả.
Tôi đã nghiên cứu hơn tám năm, và tôi chưa gặp một người học ngoại ngữ đi từ số không đến thành thạo mà chưa từng tham gia một lớp học nào. Ngôn ngữ là để nói chuyện với mọi người , vì vậy , trừ khi bạn có một loạt các bạn bè Nhật Bản , đây chính là một lớp học tốt nhất về thực hành mà bạn tham gia.

3.   Thực hành với một số bạn bè Nhật Bản .


Vì ngôn ngữ là về truyền thông, bạn cần mọi người cùng giao tiếp. Cùng sinh viên Nhật Bản là một khởi đầu tuyệt vời . Nhưng nếu bạn không có cơ hôi như vậy bạn nên tham gia một vài buổi giao tiếp với những người đã thành thạo ngôn ngữ bạn đang theo học đưa ra những thắc mắc trong vấn đề học của bạn ,tốt nhất để tránh những rắc rối trong việc học tiếng Nhật vì họ đã từng trải qua những gì bạn đang gặp phải. hay gặp gỡ người Nhật Bản trên internet cũng là một ý tưởng hay.
Skype cũng là một lựa chọn , nhưng tiếc là phiên bản mới đã loại bỏ các tính năng cho phép người dùng tìm kiếm bằng tên nước , làm cho các phần mềm hữu ích ít nhiều gặp khó khăn để gặp những người mới .

4.   Tránh Romaji.


Tìm hiểu hiragana và katakana ( các bảng chữ cái tiếng Nhật) càng nhanh càng tốt . Tránh romaji ( tiếng Nhật Bản được viết trong bảng chữ cái La Mã) . Dành thời gian ngắn làm quen với romaji ( khoảng một giờ là đủ ) và sau đó chuyển sang hệ thống chữ viết thực Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, romaji được sử dụng cho tên của bạn trên thẻ tín dụng của bạn , quảng cáo lạ, và thỉnh thoảng là tiêu đề của bài hát.

5.   Tránh dịch quá nhiều.


Nhật Bản là nước phát triển mọi mặt trên thế giới . Kết quả là, nhiều hoạt động hàng ngày đơn giản lại không thể dịch đúng nghĩa của chúngsang tiếng Việt. ( Ví dụ , người Nhật thường nói yoroshiku onegaishimasu , nhưng điều này lại khá khó khăn để dịch trực tiếp sang tiếng việt.)
Cố gắng để dịch tất cả mọi thứ bạn đọc được bằng tiếng Nhật ra tiếng Việt , đó là những thói quen trong vài tháng đầu tiên khi bạn bắt đầu nghiên cứu, tốt nhất bạn nên bỏ nó càng sớm càng tốt.
Thay vì dịch , bạn nên tìm các ý chính của câu đang nói đến, phát âm một cách chính xác và ghi nhớ tình huống sử dụng nó.

6.   Tìm hiểu hệ thống Kanji.


Tôi không khuyên bạn nên tham gia một lớp học cấp tốc về chữ Hán ngay nếu bạn muốn học tốt tiếng Nhật. Có quá nhiều chữ kanji để học trong tiếng Nhật, nó sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian. Bạn nên học nó theo một thứ tự nhất định để nhớ chúng một cách tốt nhất . Và đừng ngại bỏ thời gian và tiền của để tìm hiểu về cách viết chúng một chách chính xác.
Có lẽ phương pháp học kanji tốt nhất là tìm hiểu những nguyên tắc chung trong việc học từ một giáo viên Nhật Bản và sau đó tham khảo ý kiến ​​của một trong những tài liệu tham khảo khác khi bạn gặp khó khăn . Hầu hết các chữ Hán được tạo thành từ sự kết hợp của khoảng 200 bộ phận đơn giản , được gọi là gốc tự do, vì vậy một khi bạn đã nhớ những bộ phận đó bạn có thể làm phần còn lại một cách dễ dàng.

7.   Mục tiêu và Đích đến.



Có rất nhiều thảo luận về việc tìm kiếm " cách nhanh nhất " và " phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả nhất . " Trong khi có rất nhiều thảo luận về tốc độ và hiệu quả của các phương pháp trên trang web học tập này. Mục tiêu cuối cùng không phải là để tìm hiểu 12.000 từ hoặc 2.000 mẫu ngữ pháp - mục tiêu cuối cùng là bạn có thể chia sẻ ý tưởng , mục đích của bạn bằng tiếng Nhật với mọi người
Vì vậy,hay lấy việc học tiếng Nhật là một sở thích và niền vui trong cuộc sống . Tất nhiên, bạn cũng nên làm tốt nhất để nghiên cứu nó một cách hiệu quả. Nhưng không nên quá ám ảnh về kết quả . Thậm chí nếu bạn học trong vài giờ một ngày, bạn cũng có thể thực hành một cách trôi chảy ngôn ngữ đó .
Tôi biết rằng học tiếng Nhật rất khó khăn . Nhưng cuối cùng thì sự khó khăn đó không phải là nó đòi hỏi trí thông minh để có thể nói chuyện mà đúng hơn là để làm chủ nó đòi hỏi rất nhiều thời gian dành cho học tập.
Xác định trươc mục tiêu và đích đến của việc học tiếng Nhật trước khi bạn bắt đầu tìm hiểu nó.

8.   Sống ở Nhật Bản nếu có thể.


Cách tốt nhất để học tiếng Nhật là sống ở Nhật Bản. Tất nhiên, sống ở nước ngoài là điều khó khăn về tiền bạc, về gia đình , công việc , vv - tiếc là nó không dành cho tất cả mọi người . Nhưng nếu bạn có cơ hội , bằng mọi cách hãy thục hiện nó.

Tôi chúc bạn luôn may mắn trong việc học tiếng Nhật !