Hẳn nhiều bạn khi nghe đến Nhật Bản là nghĩ đến những điều tuyệt vời mà đất nước này có như an ninh tốt, con người văn minh lịch sự, môi trường sạch sẽ, kinh tế phát triển... Thế nhưng, ngoài những điểm sáng ấy, xã hội - văn hoá Nhật Bản còn rất nhiều những điểm tối cần được xoá bỏ. Hãy cùng Du hoc Thanh Giang xem những vấn đề nan giải trong văn hoá Nhật cần được xoá bỏ là gì nhé?
Điều đầu tiên chính là vấn đề già hoá dân số
Một nét đặc biệt ở văn hoá Nhật Bản những năm gần đây đó là người trưởng thành ở Nhật Bản đang ngày càng có xu hướng ngại kết hôn, không muốn sinh con. Vì vậy, tỉ lệ sinh ở nước này suy giảm nghiêm trọng, tỉ lệ người già tăng lên. Vấn đề này xuất hiện ở Nhật Bản từ lâu và ngày càng trầm trọng. Nó gây ra rất nhiều hệ lụy và tạo nên vòng luẩn quẩn: thiếu lao động, gia tăng gánh nặng tiền lương hưu và phúc lợi xã hội, suy giảm sức mua làm kinh tế trì trệ, hoang phế hóa các khu dân cư, đặt áp lực lên các thiết chế xã hội phải thích ứng với …người già. Rõ nhất có thể thấy là Nhật Bản phải sử dụng lực lượng lao động người nước ngoài bao gồm cả tu nghiệp sinh để bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động trẻ. Chính sách về nhập cư để “hoa kỳ hóa” Nhật Bản đã được bàn thảo nhưng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều trường học phải đóng cửa vì thiếu…học sinh… Nước Nhật đang lúng túng với vấn đề này vì để giải quyết phải có những chính sách liên hoàn, hệ thống và lâu dài. Đây chính là điều quan trọng nhất trong văn hoá Nhật Bản và những vấn đề nan giải cần xoá bỏ.
Mật độ người tại đô thị tăng vọt, còn vùng nông thôn lại thưa thớt vắng người
Dân số Nhật Bản ở các vùng đô thị tăng mạnh khiến những thành phố này quá tải, mang lại rất nhiều hệ luỵ về các vấn đề nhà ở, môi trường, việc làm…
Trong khi đó, các vùng quê của Nhật lại vô cùng thưa thớt dân cư, vì thế, kinh tế, văn hoá, xã hội của các vùng này rơi vào khủng hoảng trầm trọng mà chỉ cầm cự ở mức duy trì tối thiểu.
Tới nay chính phủ Nhật Bản vẫn chưa có chính sách triệt để nào để có thể quy hoạch cân bằng dân số ở 2 vùng này. Rất có thể là phát triển kinh tế, giao thông, an sinh xã hội ở các vùng nông thôn để có thể thu hút dân số hơn.
Sự kết nối giữa con người với con người ngày càng xa
Đây là hiện tượng các hộ độc thân tăng lên và mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên hời hợt. Thuật ngữ “xã hội vô duyên” là một từ mới được sinh ra và được sử dụng lần đầu tiên trong chương trình truyền hình của NHK năm 2010. Từ “duyên” ở đây có lẽ được dùng với nghĩa chỉ sợi dây liên hệ giữa con người với con người. Chính điều này đã khiến cho tỉ lệ kết hôn muộn ở Nhật tăng lên.
Nhịp sống xã hội công nghiệp và lối sống hiện đại cũng góp phần tạo nên nó. Ozaki Mugen trong “Cải cách giáo dục Nhật Bản” đã từng nhận định rằng “công nghiệp hóa” và “cá nhân hóa” là hai dòng chảy cơ bản của xã hội Nhật Bản từ thời cận đại.
Trong dòng chảy đó mối quan hệ giữa con người với con người trở nên “mỏng đi” và bị bao vây bởi sự “cô độc”. Mối quan hệ gia đình cũng bị phá vỡ khi con cái không sống cùng cha mẹ khi trưởng thành, các chức năng kinh tế, giáo dục, tôn giáo của gia đình chuyển sang cho các tổ chức khác. Những khó khăn của nền kinh tế, sự sụp đổ của chế độ tuyển dụng suốt đời, sự bảo vệ thông tin-quyền riêng tư nghiêm ngặt đã tạo nên những mối quan hệ “khách sáo” và “xa cách”.
“Xã hội vô duyên” là thủ phạm trực tiếp của nạn tự sát (Nhật Bản mỗi năm có khoảng 3 vạn người tự sát). Theo dõi truyền hình Nhật thì thấy rất nhiều trường hợp tự sát là trong lúc khó khăn thiếu người “đồng cảm”, “chia sẻ”…. Vậy nền văn hoá Nhật Bản quả thực còn rất nhiều điều cần phải được sửa đổi.
No comments:
Post a Comment