Lò đốt rác y tế xuống cấp trầm trọng chỉ sau 2 năm đi vào sử dụng. Trong khi mới đầu các sản phẩm này được quảng cáo là tuổi thọ 15 năm không cần phải sửa chữa.
Các bệnh viện tuyến huyện ở Hà Nội được UBND thành phố đầu tư với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng cho việc xây dựng, lắp đặt hệ thống lò đốt rác y tế nhằm giải quyết nỗi lo về rác thải, về các bệnh truyền nhiễm từ rác thải y tế.
Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện được đầu tư gồm có: bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì, Quốc Oai, Thanh Oai, Mỹ Đức, Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, Phú Xuyên, Thường Tín, Thạch Thất, Ứng Hòa, Đức Giang và Bệnh viện Tâm thần huyện Mỹ Đức. Thế nhưng những lò đốt rác y tế được quảng cáo là theo công nghệ Nhật Bản hiện đại này thời gian qua chỉ hoạt động cầm chừng vì xuống cấp khá nghiêm trọng.
Các lò đốt rác y tế đang xuống cấp trầm trọng |
Điển hình như lò đốt rác y tế của bệnh viện đa khoa Đan Phượng(địa chỉ tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng – Hà Nội) mỗi khi lò đốt này hoạt động thì đều thải ra khói đen kịt khiến người dân khiếp sợ. Không những thế, mùi từ luồng khói đen này rất khó chịu khiến người dân không chịu được đều phải đi tản cư cho qua giờ lò đốt hoạt động.
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Trưởng phòng Hành chính Bệnh viện Đa Khoa huyện Đan Phượng thì tình trạng lò đốt rác này đã bị bục ống khói sau chưa đầy 2 năm đi vào hoạt động. Trong khi số tiền đầu tư cho lò đốt này vào khoảng 1,7 tỷ đồng – con số khá lớn. Do ống khói đã bị hỏng nên mỗi khi lò đốt hoạt động, khói đen toả ra rất nhiều.
Cùng tình trạng chung ấy, các bệnh viện tuyến huyện khác trong dự án đầu tư lò đốt rác y tế cũng bị hỏng hóc nhiều chỗ. Những lò đốt này thường không đủ độ nóng, vì thế các loại rác thải có phân huỷ như kim tiêm, thuỷ tinh, chai lọ đựng thuốc không thể xử lý hoàn toàn triệt để. Đấy là chưa kể tới vấn đề khói độc thải ra trong quá trình lò đang đốt rác. Những người dân ở đây đều lên tiếng: “Hầu hết các lò được xây dựng ở tuyến huyện đều không có hệ thống khí thải, hoặc có nhưng rất lạc hậu nên khó có thể kiểm soát khí thải độc hại như furan, dioxin. Như vậy nguy cơ ô nhiễm thứ cấp từ khói lò rất cao”.
Điều đáng nói là không chỉ riêng các lò đốt rác trong dự án 2 năm trước ở thành phố Hà Nội mà còn rất nhiều các hệ thống lò đốt rác y tế của các tỉnh thành khác trên cả nước như là Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Nghệ An… cũng chung tình trạng như vậy. Với tổng chi phí lắp đặt khoảng 150 chiếc lò đốt rác y tế trên 300 tỷ đồng, thế nhưng qua sử dụng mới chỉ một thời gian ngắn đã hỏng hóc, chưa thấy bảo vệ môi trường mà đã làm hại cả môi trường lẫn sức khoẻ người dân.
Những ngày đầu mới lắp đặt, đây được xem như là hi vọng của người dân, của các y bác sĩ trong bệnh viện vì từ nay rác thải và bệnh truyền nhiễm từ rác thải y tế đã được xử lý triệt để. Thế nhưng, chỉ vừa qua 2 năm, mọi hi vọng nhanh chóng sụp đổ khi các lò đốt này không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Không kể đến trong 2 năm qua, các lò đốt này đã không ít lần phải sửa chữa, bảo dưỡng. Và một vấn đề khác là các lò đốt ngày ngay từ khi sử dụng đã không đốt triệt để được rác thải, các lọ thuỷ tinh chỉ co lại, rác chỉ vón cục…
Rất nhiều bệnh viện sau khi kháng nghị lên cấp trên không được hồi đáp đành phải tự bỏ tiền ra thuê công nhân môi trường vận chuyển hoặc ký hợp đồng xử lý rác chung với các xí nghiệp lớn trong vùng.
Vậy nguyên nhân chính là do đâu?
Lò đốt rác y tế – chưa dùng đã xuống cấp, tại sao? Thông tin mà chúng tôi có được thì những lò đốt rác y tế này có nhãn hiệu Chuwastar F – 1SH, được nhập từ Nhật Bản, lò hoạt động bằng dầu diesel, có công suất từ 30 – 50 kg/h. Theo các thông số kỹ thuật của lò thì đây chỉ là lò đốt rác thải sinh hoạt thông thường, vì vậy, không thể đáp ứng các yêu cầu đốt rác thải y tế khó phân huỷ được. Như vậy, vấn đề là tại sao số lò đốt rác thải sinh hoạt này lại được đầu tư, lắp đặt để sử dụng cho mục đích xử lý rác thải y tế. Sau nhiều kiến nghị, các bệnh viện tuyến huyện vẫn chưa nhận được lời giải đáp thoả đáng.
Xử lý rác thải y tế nói riêng và tất cả các loại rác thải nói chung là một vấn đề đau đầu của nhà chức trách. Việc sử dụng sai lò đốt như trên là một điều đáng tiếc khi hiệu quả không đạt được mà chi phí lại hao tổn rất nhiều.
No comments:
Post a Comment