Monday, March 30, 2015

Chờ người đến sau yêu em hơn anh!!!


Làm sao anh lại có thể cố gắng níu kéo em lại trong khi chẳng thể cho em một thứ gọi là tình yêu? Tại sao không để em bước đi, đến với một người đang đợi em phía trước, một người đến sau yêu em hơn anh?


Vì lẽ gì anh níu giữ em bên đời, rồi lại chẳng hề yêu thương em? Chẳng biết đến những đau khổ dằn vặt trong lòng em khi anh xem em là món đồ chơi, thích thì yêu, không thích lại chia tay?

Nếu tình yêu là một chùm bóng bay, thì có lẽ tình yêu mà em dành cho anh bị anh đem ra đập vỡ hết tất cả mất rồi. Anh cũng đã từng nói anh yêu em, rồi quay lưng đi lại cười nói, ôm ấp người con gái khác, đó gọi là tình yêu đấy ư?


Buông tha cho quá khứ đi anh, buông tha cho những tháng ngày sai lầm của em. Em yêu anh, yêu đến mù quáng, và anh thừa thông minh để lợi dụng điều đó làm đau em. Em biết rất khó để buông tay, thế nhưng tại sao anh không giúp em, chỉ cần anh tuyệt tình một chút thôi cũng đủ. Thế nhưng anh chẳng như thế, mỗi khi em có một chút quyết tâm rời đi, người níu kéo lại là anh, người nắm bàn tay em kéo lại cũng là anh?

Anh dựa vào lý do gì để níu kéo em
Anh dựa vào lý do gì để không cho em đi tìm hạnh phúc thực sự của mình? Em biết em chẳng thể là người tuyệt tình, chẳng thể dứt khoát nổi khi anh giả vờ buồn bã đau khổ trước mặt em. Để rồi khi có được em, mọi thứ lại trở về như cũ, như bản tính vốn có của anh. :( 

Anh dựa vào cái gì để ngăn cản em đến với một người nào đó đem lại bình yên cho cuộc đời em, thứ mà anh không bao giờ làm được? Anh dựa vào cái gì cho rằng mình có thể giữ mãi em ở bên khi cứ lần lựa làm tan nát trái tim em?

Anh dựa vào lý do gì để giữ bàn tay em để rồi khi em có hi vọng anh lại dập tắt tất cả? Những lúc em cố gắng hàn gắn mọi đổ vỡ rạn nứt thì anh đã ở đâu, anh đã làm gì?

Anh dựa vào lý do gì để giữ trái tim em? Lúc nó đập vì anh anh lại chẳng trân trọng, làm nó tổn thương hết lần này đến lần khác, anh có chắc rằng mình xứng đáng với nó một lần nữa hay không?

Anh dựa vào lý do gì để giữ con người em? Chúng ta chính xác đã là hai kẻ xa lạ, em có cuộc sống riêng và anh cũng cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, đã không thể tiếp tục bên nhau chi bằng đừng cố níu, đã không thể gạt bỏ quá khứ được thôi thì hãy cứ coi như chuyện đã qua.

Buông tay em đi anh, người yêu em phía trước đang chờ!

Anh ấy sẽ là người dắt em qua đau thương, sẽ là người yêu thương em chân thành tha thiết, yêu bằng một tình yêu vững chắc, có thể khiến em an tâm dựa vào bất kể khi mưa nắng, bão tố sảy ra. Cái điều mà anh hoàn toàn không thể làm được.
Phía trước có người yêu em hơn anh

Anh ấy sẽ là người yêu cuối cùng của em, là người duy nhất em yêu và em cần. Thế nên em sẽ giữ chặt, chứ không phải như anh, chẳng hề yêu thương nhưng lại không muốn buông bỏ để rồi lại gieo đau thương đến con tim bé nhỏ này. 

Anh ấy là người em tin sẽ mang đến hạnh phúc cho em hơn anh, yêu em hơn anh, quan tâm đến em hơn anh, và quan trọng nhất là người ấy sẽ không cố chấp và lạnh lùng mà gạt tay em, ngoảnh mặt bước đi như anh của hiện tại.

Em tin là vậy, vì thế xin anh hãy buông tay. Hãy xem như tất cả là quá khứ để buông tha cho hiện tại của em, anh hãy cứ sống tốt cuộc sống của mình, bên những niềm vui mỗi ngày của anh. Chúng ta vốn dĩ đã chẳng dành cho nhau tại sao còn cố gắng lãng phí thời gian bên nhau cơ chứ. Hai đường thẳng cắt nhau sớm muộn rồi cũng rẽ về hai hướng, chi bằng hãy kết thúc sớm để những điều tốt đẹp có thể đến nhanh hơn. 

Chỉ mong rằng, trong tương lai, chúng ta gặp lại nhau còn có thể mỉm cười, đừng để tất cả trở thành hận thù không đáng có. Biết suy nghĩ cho bản thân thì cũng nên biết suy nghĩ cho người khác, có như thế, cuộc sống của anh mới có thêm những mảng màu tươi sáng, mới có thêm những yêu thương thật sự.

Vậy nên, buông tay em đi nhé, em còn bận chờ người đến sau yêu em hơn anh!!!  

Lý do khiến Nhật Bản thu hút du học sinh Việt

Là một đất nước đẹp toàn diện từ phong cảnh cho đến môi trường sống, môi trường giáo dục, sự phát triển kinh tế... là điều làm cho Nhật Bản rất thu hút được du học sinh Việt.

Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) vừa đưa ra con số thống kê về số lượng du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản tính đến ngày 1/5/2014 tăng 9,5%, thêm 16.010 người lên mức 184.155 người so với năm trước.


Trong số du học sinh này, lượng du học sinh Việt Nam tăng 91,6%, thêm 12.640 người lên mức 26.439 người, gần gấp đôi chỉ sau 1 năm, một con số kỷ lục chứng tỏ sức hút mạnh mẽ từ Nhật Bản đối với du học sinh Việt. Vậy lý do là vì đâu?

Cơ hội việc làm


Rất nhiều bạn tâm sự rằng đi du học Nhật Bản và cơ hội việc làm là rất lớn. Chưa tính đến khi ra trường thì ngay từ khi đi học các bạn đã có thể đi làm thêm khoảng 28 tiếng 1 tuần. Nếu may mắn tìm được công việc tốt thì các bạn vừa có thể trang trải học phí, sinh hoạt phí mà vẫn còn dư tiền để gửi về phụ giúp gia đình. 
Làm thêm tại cửa hàng tiện ích Nhật Bản

Và quan trọng nhất là sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể xin vào làm việc tại một công ty Nhật Bản và xin định cư lại. Còn nếu không muốn, bạn cũng có cơ hội tốt hơn khi về nước bởi Nhật Bản đầu tư kinh tế vào Việt Nam khá mạnh, mà Nhật lại là nước có mức lương khá cao trong nước hiện nay. Các bạn không phải lo lắng về tương lai rồi nhé!

Một ốc đảo với phong cảnh tuyệt vời


Cánh đồng hoa mùa thu ở Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến như là một quốc đảo tươi đẹp nổi tiếng, ngoài hoa anh đào đẹp nức lòng ra thì Nhật còn vô vàn cảnh đẹp khác. Điển hình như là những cánh đồng hoa mùa thu, như ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ hay đơn giản chỉ là những con phố lên đèn buổi đêm cũng lung linh lắm. Dĩ nhiên, đến Nhật, các bạn không đi tham quan cảnh đẹp thì thật là phí. Mỗi mùa, Nhật Bản lại có những lễ hội truyền thống khác nhau với rất nhiều cảnh đẹp thú vị.  Nước đảo quốc Nhật Bản còn được đánh giá là 1 trong 10 nước có thiên nhiên đẹp nhất thế giới.Còn chần chừ gì mà không đi thăm quan và chụp cho mình những bức ảnh thật đẹp với đất nước xinh xắn này đúng không nào?

Nhật Bản giàu truyền thống văn hoá lâu đời


Người Nhật Bản từ xưa vốn nổi tiếng bởi những phẩm chất tốt đẹp: làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết, thân thiện, lịch sự, tự trọng. Cũng chính bởi những đặc tính ấy mà nhiều bạn du học sinh muốn được một lần đặt chân lên mảnh đất hoa anh đào, được tìm hiểu, giao lưu với con người nơi đây.

Nhiều du học sinh chia sẻ rằng: cách làm việc cũng như cách dạy con của người Nhật làm chúng mình thấy thật khâm phục ý chí của họ. Con người nơi đây luôn chăm chỉ, rất nghiêm khắc với bản thân nhưng cũng không kém phần thân thiện, đáng yêu. Vì thế, được học tập và làm việc nơi đây đúng là môi trường lý tưởng.

Môi trường sống an toàn và trong lành hơn bao giờ hết.


Ở Nhật Bản, bạn không phải lo vấn đề trộm cắp, cướp giật tài sản hay quấy rối. Chắc bạn đã từng nghe về câu chuyện rằng nếu bạn đi trên một con đường của Nhật, người Nhật sẽ đi cách bạn một đoạn, một là bước hẳn lên phía trước, hai là đi hẳn phía sau chứ không đi sát cạnh bởi họ không muốn làm phiền tới sự riêng tư của bạn. Nếu nhất định phải đi qua bạn, thì học sẽ đi đường vòng rất xa chứ không muốn làm bạn khó chịu. Thật thú vị đúng không?

Một con đường ở Nhật, vừa đẹp lại vô cùng sạch

Còn về không khí trong lành thì bạn càng nên yên tâm, ở Nhật Bản con người đều rất sạch sẽ, thân thiện với môi trường, không khí trong lành, yên tĩnh. Cứ nhìn những đường phố sạch sẽ ở Nhật thì bạn sẽ biết.

Tất cả những điều ở trên đã khiến du học Nhật Bản trở thành cơn sốt trong giới trẻ, nếu bạn có ý định du học, thì đây có lẽ là một gợi ý rất tuyệt vời cho bạn!

Saturday, March 28, 2015

Muốn quên đi, chỉ cần ngừng nhớ...

Khi em chia sẻ một dòng trạng thái về nỗi nhớ của mình tới anh - một người đã thuộc về miền ký ức nào đó xa xôi lắm, một người đã từng là tất cả, là hi vọng cũng là thất vọng lớn trong cuộc đời em. Nhận lại sau dòng trạng thái ấy là những lời đồng cảm, những câu nói sẻ chia của bạn bè, đôi khi còn được mấy đứa bạn thân mắng là ngu ngốc khi còn nhớ đến một người đáng ra phải quên đi. Nhưng, nỗi nhớ về một người từng là tất cả ấy làm sao có thể quên đi dễ dàng như thế được?

Thế mới biết, tuổi trẻ mà, đã nhung nhớ ai thì da diết cồn cào, chẳng thể xua đi bóng hình ấy. Đôi khi còn là nỗi nhớ cho một người dưng - người mà mình yêu đơn phương.

Em cũng đã từng như thế khi gặp được anh, tim em nhảy nhót, nhưng em lại chẳng dám tiến lại gần. Chỉ giấu trong lòng, nhìn anh từ xa, và mang nỗi nhớ ngày qua ngày không thể kìm nén. Đã từng lấy việc học, việc đi làm để cố gắng quên đi cơn cảm nắng ấy, thế mà sau nhiều ngày không gặp lại, em vẫn thấy mình không thể ngừng thích anh. Nỗi nhớ ấy ngày càng nhiều, càng lớn. Em ngồi trước quyển lịch, vạch từng vạch đỏ từ cái ngày bắt gặp anh đi trong nắng chiều đến hôm nay, gần một năm rồi. Một năm qua, em nhút nhát đứng nhìn anh từ xa, chẳng dám tiến lên nửa bước. Đôi khi em cũng tự hỏi làm sao để quên anh đi, làm sao để không nhớ về anh nữa. Làm sao khi em chỉ là một con bé không có nổi một điểm nổi bật, còn anh, lúc nào cũng sáng chói với nụ cười hớp hồn người đối diện, với học lực cao ngất mà em chỉ dám đứng từ xa hi vọng? Em chỉ biết cố gắng học thật chăm, giết tất cả mọi thời gian rảnh có được. 

Tới trước ngày ra trường, em thu hết can đảm bày tỏ với anh. Cứ nghĩ anh sẽ cười nhạo em, thế nhưng... thật ngạc nhiên, anh nói rằng anh cũng có tình cảm với em. Và rồi em được bước đi bên anh, được chạm tới chuỗi ngày mà em gọi là hạnh phúc tới mức hít khí trời cũng là một điều lãng mạn. Anh đúng là một người yêu tuyệt vời khi luôn yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho em như một đứa con nít.

Đã từng hạnh phúc khi có anh trong đời để rồi...

Trong khi em đang hạnh phúc trên cả chín tầng mây như thế thì bỗng nhiên anh biến mất, không để lại một chút tin tức nào, chỉ có một mẩu giấy vỏn vẹn vài dòng chữ: "anh phải đi rồi, cảm ơn em thời gian qua đã bên anh, hãy tìm cho mình một người xứng đáng hơn anh". Em cũng không biết lúc ấy, cảm giác của em là như thế nào? Hụt hẫng, đau khổ hay cô đơn, buồn tủi... Em không còn nhận ra điều gì hết nữa, chỉ biết khóc...

Nhưng sau những giọt nước mắt ấy, em tự hiểu ra rằng anh không hề thuộc về thế giới của em. Có anh trong những ngày qua có lẽ đã là món quà quý giá đối với em rồi. Em tập cách đếm từng ngày không có anh, em tập quên đi anh. Nhưng bao lâu trôi qua, nỗi nhớ ấy vẫn vẹn nguyên như vậy, có lẽ nào em đã làm sai cách?

Muốn quên đi, chỉ cần em đừng nhớ!

Em luôn tự  nghĩ, việc gì cứ phải một mình, thương nhớ một mình, người ta thì không hề biết  tới, cũng chẳng để tâm.
Vậy đó, thương thật thương, những lúc phải ôm tim mình lạc nhịp gọi tên một người khác..."

Rồi tất cả cũng trôi đi, thời gian chẳng làm em có thể quên anh nhưng dạy em cách ngừng nhớ anh, dạy em cách tập trung vào những vấn đề khác trong cuộc sống, dạy em yêu thương gia đình hơn, yêu  thương bản thân và yêu thương công việc hơn. Chẳng còn những đêm ôm gối khóc gọi thầm tên anh nữa. 

Vậy đấy, bạn cũng đã từng cho rằng một người là tất cả cuộc sống của mình, không có người ta bạn sẽ không sống nổi, nhưng rồi bạn vẫn sẽ sống, có khi sẽ là tốt hơn nếu như không còn vướng bận đau khổ bên đời nữa. Thời gian tốt lắm, nó có thể làm bạn phai nhoà nỗi nhớ về một người nào đó.

Bạn sẽ nhận ra là mình đã ngừng nhớ, ngừng quan tâm về một người đã thuộc về quá khứ. Biết là đau lòng đấy, nhưng rồi sẽ nguôi ngoai thôi. Đừng cố chấp học quên đi một người, bởi chỉ cần ngừng nhớ thôi là đủ. Vì ký ức về một người không phải là hố cát để lấp đầy mà là một ngăn tủ có khóa để đóng lại, ném chìa khóa đi, bạn sẽ không phải bận tâm nhiều nữa…

Tuesday, March 24, 2015

Những thách thức của du học Singapore

Công ty du học Thanh Giang là công ty chuyên tư vấn du học Nhật Bản miễn phí. Tuy vậy, chúng tôi còn tư vấn du học cũng như chia sẻ kinh nghiệm du học các nước trên thế giới. Hôm nay, du học Thanh Giang sẽ chia sẻ cho các bạn một số ưu nhược điểm về du học Singapore.


1. Môi trường Anh ngữ

So với các nước như Anh, Úc, Mỹ thì người dân Singapore nói tiếng Anh không được chuẩn cho lắm. Ngoại trừ người ngoại quốc và những người học hành bài bản nói tiếng Anh khá chuẩn ra thì người dân bản địa phát âm không được chuẩn, đôi khi là khó nghe ra nghĩa. Vì vậy, môi trường ở đây giúp được bạn rất ít trong quá trình học tiếng Anh bản địa.

2. Có nhiều tụ điểm ăn chơi và mua sắm

Singapore là một đất nước phát triển, vì vậy cũng có rất nhiều tụ điểm ăn chơi và mua sắm. Điều này thể hiện ở nhiều trung tâm mua sắm lớn, các khu vui chơi giải trí nổi tiếng thế giới. Nếu như du học sinh không biết tự chủ bản thân, rất có thể học thì ít mà đi chơi thì nhiều. Tiền bố mẹ gửi sang chi tiêu hàng tháng, nếu không khéo sẽ “ném” vào shopping. Mặc dù có nhiều tụ điểm ăn chơi nhưng tệ nạn (ma túy) ở đây lại cực kỳ thấp. Điều này cũng giúp cho các bậc phụ huynh an tâm hơn phần nào vì chính phủ quản lý khá chặt chẽ và an toàn.

3. Không có nhiều lựa chọn về Trường và ngành học

Thách thức của du học Singapore (hình mình hoạ)

Singapore khá là ít trường công lập, ngoài 3 trường Đại học Công lập, 5 trường Cao đẳng bách khoa, bạn chỉ có thể lựa chọn học ở những Trường ngoài công lập và các trường Quốc tế. Điều đó hạn chế việc lựa chọn các trường và ngành học. Rất hạn chế trong việc lựa chọn ngành học về kỹ thuật, y khoa, dược, y tá… ở các trường ngoài công lập.

4. Không được phép đi làm thêm

Chính phủ Singapore đưa ra chính sách không cho phép sinh viên đi làm thêm bởi lý do thời gian học  tập ngắn, thị trường trong nước lại nhỏ nên muốn các bạn tập trung hơn vào việc học. Chính vì vậy, các bạn cần xác định chi phí đầy đủ trước khi lên đường đi du học bởi vì chỉ có ra trường, bạn mới có thể đi làm được.

5. Không có trải nghiệm về văn hóa mới

Văn hoá ở Singapore không khác nhiều so với văn hoá Á đông của người Việt. Chính vì vậy, nhiều bạn cảm thấy buồn tẻ khi không được trải nghiệm một nền văn hoá phá cách khác biệt như ở Châu Âu.

Tuy rằng trên đây là những bất lợi mà bạn thường gặp khi đi du học tại Singapore nhưng đất nước này vẫn thu hút rất nhiều sinh viên ngoại quốc du học là bởi nền giáo dục ở đâu xếp hàng đầu thế giới. Hơn nữa, đây là một đất nước rất phát triển, nền văn minh tiên tiến. Các bạn tới đây sẽ không chỉ học được về kiến thức chuyên ngành mà còn rất nhiều kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Tốt nghiệp tại một trường học của Singapore thì bằng cấp của bạn sẽ có giá trị trên toàn thế giới, điều đó đồng nghĩa với cơ hội việc làm của bạn sẽ rất tốt sau khi tốt nghiệp ra trường.

Monday, March 23, 2015

Tim đau quá rồi, tay ơi buông đi!!!

Dù rằng cùng nắm tay nhau đi hết đoạn đường, nhưng đến ngã rẽ, người chẳng cùng ta đi tiếp một con đường thì biết trách được ai? Chỉ đơn giản rằng người không dành cho ta mà thôi. Lúc này lý trí nhận ra nhưng trái tim lại không chịu nghe. Tới lúc đau quá, con tim mới nhận ra rằng không phải cứ cho đi là sẽ được nhận lại và chẳng phải cứ chờ đợi là người sẽ về bên ta!

***

Có người hỏi tôi rằng: “Yêu một người đã có người yêu là sai, rất muốn buông bỏ nhưng lại không thể, có phải là rất yếu đuối không?”

Tim đau quá rồi, tay ơi buông đi!!!

Tôi bảo rằng không, tình yêu là chuyện của con tim mà con tim thì làm sao biết phân biệt đâu là đúng sai phải trái, là cảm xúc không điều khiển được. Có chăng là ta đến sai thời điểm, bước sau một người. Cũng chẳng phải ta yếu đuối mà ngược lại ta đã rất mạnh mẽ.

Vì mạnh mẽ mới có thể nhìn người ta hạnh phúc trong khi ta chấp nhận làm một cái bóng bên lề.

Vì mạnh mẽ nên mới có thể chờ đợi trong vô vọng, đợi chờ một thứ thuộc về người khác, chẳng biết đợi chờ đến bao giờ, rất đáng sợ phải không?

Vì mạnh mẽ mới có thể gạt đi bao nhiêu bàn tay muốn nắm, gạt đi những quan tâm chân tình chỉ mong một cái nhìn trìu mến từ người ta trót yêu ban phát.

Vì mạnh mẽ nên ta bất chấp thế gian cười cứ làm theo những gì trái tim mù lòa mách bảo.

Vì mạnh mẽ nên không quan tâm người đuổi xua ta, ta vẫn muốn đứng phía sau người lặng lẽ.

Người ta từ bỏ một người không hẳn là họ không còn yêu mà bởi đã mệt nhoài vì đã quá yêu. Yêu hơn cả bản thân mình, bỏ quên lòng tự trọng, bỏ đi cái tôi cao ngạo, bỏ cả những gì vốn thuộc về ta, cố chấp yêu, cố chấp đợi chờ hy vọng những thứ rất xa tầm với.

Tự nhủ lòng mình ta nợ người một đoạn đường tình nên ta phải trả. Đi hết đoạn đường này ở phía sau người đến ngã rẽ, nếu thật sự người vẫn không ngoảnh lại nhìn ta tức là người không thật sự dành cho ta. Khi ấy dù muốn dù không ta cũng phải dừng lại mà thôi. Đó chính là giới hạn. Hoặc là ta đứng đó nhìn theo hạnh phúc của người hoặc là rẽ sang hướng khác nơi có một người đợi ta. Dù sao cũng phải chọn cho mình một con đường khi đến lúc.

Chỉ là lúc này đây lý trí vẫn muốn để con tim làm chủ, để nó biết thế nào là đau, để nó biết rằng không phải cho đi là sẽ được nhận lại, không phải cứ chờ thì người sẽ quay lại, không phải yêu thương nào cũng được đáp trả. Cứ vấp ngã đi để đến một ngày nào đó mang thương tích đầy mình thì nó sẽ không còn sức để mà cố chấp nữa.
ST

Thursday, March 19, 2015

Tâm sự chân thành của cựu du học sinh Nhật

Là một người đã học cũng như làm việc nhiều năm tại Nhật, Du học Thanh Giang có rất nhiều tâm sự cũng là nỗi lòng, là những lời khuyên muốn gửi tới các bạn đã - đang - và sẽ là du học sinh tại đất nước Nhật Bản này.

Trước hết, khi có ý định đi du học các bạn nên chuẩn bị cho mình vốn tiếng Nhật thật tốt, để khi đi du học, bạn có thể rút ngắn thời gian học tiếng để dành học sâu vào chuyên ngành, cũng là tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, có vốn tiếng Nhật tốt, bạn còn có thể hòa nhập nhanh chóng với người dân bản địa cũng như tìm được cho mình một công việc làm thêm ưng ý. Người Nhật rất là coi trọng chữ tín cũng như chất lượng làm việc, vì thế, nếu bạn có một công việc làm thêm, hãy làm cho tốt, nhớ tuân thủ giờ giấc nhé!

Đối với những bạn không dư dả về tài chính, du học Thanh Giang khuyên bạn hãy học tập tại một thành phố lớn cỡ vừa tại Nhật thôi. Ở đây, chất lượng học tập cũng không chênh lênh so với các trường đại học ở thủ đô hay các thành phố lớn khác, mà chi phí học tập cũng như sinh hoạt thấp hơn hẳn. Ngoài ra, ở những thành phố này, số lượng lưu học sinh cũng không nhiều, sự cạnh tranh về học tập, về công việc cũng sẽ ít hơn. Cũng vì vậy, những nơi này thường được nhà trường hỗ trợ nhiều chính sách cho học tập và việc làm.
Nhật Bản là đất nước vô cùng tươi đẹp nhưng cũng chứa đầy khó khăn cho các bạn du học sinh

Khi đến Nhật, các bạn phải luôn nhớ mục tiêu của mình là đi học chứ không phải kiếm tiền. Vì làm thêm mà lơ là, ảnh hưởng đến việc học là điều không nên một chút nào. Cách tốt hơn là bạn hãy cố gắng học để đạt được học bổng, nếu không bạn sẽ không thể hoàn thành chương trình học, hơn nữa còn phải làm việc vất vả để trang trải cuộc sống.

Riêng bản thân tôi thà rằng đi làm ít để tập trung cho việc học, đạt thành tích cao để xin học bổng hơn là cứ mải mê đi làm để rồi học không xong mà lại phải đi làm quá sức.

Song song với việc học và làm hãy tích cực giao lưu với mọi người xung quanh, bạn sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị như cùng nhau đi du lịch, tham gia lễ hội địa phương… Ở nhiều vùng hay có chi nhánh của Hội hữu nghị Việt Nam –Nhật Bản. Các bạn hãy thử liên hệ và chắc rằng họ sẽ rất vui khi được giúp bạn làm quen với cuộc sống ở Nhật.

Đại đa số lưu học sinh hay làm việc trong các quán ăn: rửa bát, phụ bếp, phục vụ bàn… Nhưng dù làm ở vị trí nào bạn hãy luôn tỏ ra mình là người chăm chỉ, đừng bao giờ đứng một chỗ mà không làm gì. Những lúc rỗi việc bạn có thể lau cốc chén, bát đũa, bàn ghế, hỏi về các món ăn trong quán…Hãy làm tất cả các việc mình có thể.

Bạn nên quan sát người Nhật xem học làm gì và bắt chước theo. Nhiều bạn ở nhà chưa từng làm công việc vất vả nên sang đây sẽ thấy thật khó khăn. Người Nhật yêu cầu bạn phải nhanh nhẹn, biết tự quan sát xung quanh để làm việc và làm việc chăm chỉ.

Còn về việc học như thế nào thì bạn có thể hỏi lưu học sinh Việt Nam đang theo học hoặc những người Nhật học khóa trước. Các bạn sẽ có nhiều dịp giao lưu với học sinh người Nhật, thầy cô, nhân dịp đấy bạn có thể thử làm quen và hỏi han. Trong học tập sẽ có lúc thấy khó nhưng chắc chắn bạn sẽ tìm được nhiều niềm vui.

Cuộc sống du học không phải chỉ một màu hồng mà sẽ là nhiều mảng màu xen kẽ. Có vất vả bạn mới thấy quí trọng những giây phút thảnh thơi, giây phút được tận hưởng niềm vui ngọt ngào trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy xác định rõ những khó khăn và những điều bạn sẽ đạt được khi du học Nhật để có những quyết định chính xác các bạn nhé.

Du học Thanh Giang mong rằng những lời khuyên chân thành trên đây sẽ giúp đỡ được các bạn phần nào khó khăn khi sinh sống và học tập tại Nhật.

Wednesday, March 18, 2015

Phương pháp du học hiệu quả, tiết kiệm

Du học hiện nay đang là một xu hướng được giới trẻ ưa chuộng. Vào cái thời kỳ mà người người đi du học, nhà nhà cho con đi du học thì việc bạn muốn đi du học đến một đất nước xa xôi là điều có thể nằm trong tầm tay. Đáng nói ở đây, đó là làm được điều này, bạn cần phải có vốn hiểu biết cơ bản về du học, nhất là du học sao cho tiết kiệm và hiệu quả.

>>>Các trường ĐH Singapore nổi bật trong bảng xếp hạng thế giới
  • Học phí và những nỗi lo bên lề việc học
Ở nước ngoài, học phí đương nhiên so với tỉ giá ở Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều, tùy thuộc vào đất nước cũng như ngôi trường mà bạn đi du học. Ngoài vấn đề học phí, sẽ còn là phí sinh hoạt, phí thuê nhà, đi lại... Chính vì vậy, việc lựa chọn ngôi trường mà mình sẽ học, thành phố mà bạn sống là rất quan trọng. Bởi các thành phố lớn hay thủ đô thì sẽ có các trường học lớn, nhưng cũng đồng nghĩa với việc chi phí ở đây sẽ đắt đỏ hơn các thành phố khác.
Du học cần hiệu quả và tiết kiệm (hình minh họa)

Hơn nữa, đi du học cũng là mang theo những nỗi lo của các bậc phụ huynh khi các con phải tự lập ở một đất nước xa lạ, khác ngôn ngữ, khác nền văn hóa. Vì thế, các bạn nên trang  bị cho mình một hành trang vững chắc cả về sức khỏe, vốn sống cũng như vốn giao tiếp căn bản ở nước mà mình sẽ theo học.
  • Du học hiệu quả
Bước chọn trường là một bước vô cùng quan trọng. Các bạn nên tìm hiểu kĩ về ngôi trường mình muốn theo học, về chất lượng đào tạo, môi trường học tập...Tốt nhất, các bạn nên chọn những trường có trụ sở đặt tại Việt Nam. Điều này vừa có thể giúp bạn tìm hiểu thông tin về trường một cách chính xác hơn vừa có thể lựa chọn hình thức học năm nhất tại trụ sở Việt Nam. Trong năm nhất này, bạn sẽ được làm quen với môi trường học, cách giảng dạy cũng như chương trình học căn bản. Qua năm tiếp theo, bạn có thể đến trụ sở chính tiếp tục chương trình học và sẽ bớt bỡ ngỡ cũng như dễ theo kịp chương trình học ở nước sở tại.
  • Quyết định đúng đắn ngành học
Đây cũng là một yếu tố quan trọng, phải xác định ngành học rõ ràng, từ đó mới có thể yêu thích cũng như dốc sức lực theo đuổi đam mê của mình. Điều này không chỉ là lời khuyên đối với các bạn đi du học mà cũng là lời khuyên đối với mỗi bạn học sinh, sinh viên.
  • Du học tiết kiệm
Do chi phí ở nước ngoài thường cao, nếu có thể, các bạn nên đóng tiền theo từng năm. Ví dụ như tiền học phí, tiền thuê nhà... Như vậy, sẽ bớt được các khoản phát sinh. Từ đó, có kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm hơn.


Người con trai trong mưa phùn tháng ba

Lại một ngày dài đằng đẵng. Vẫn cái thời tiết âm u, se lạnh của những ngày đầu tháng ba. Vẫn mưa rả rích từ sáng tới tận khuya. Cơn mưa phùn như không muốn ngừng lại, cứ thả vào mặt đất, vào lòng người từng hạt, từng hạt mưa li ti, bé xíu. Bé đến nỗi để rơi được xuống mặt đất chúng đã phải trải qua một quãng thời gian dài bồng bềnh, bay bay trong gió. Cảm giác như có ai đó đang đẩy chúng đi ngang qua mặt đất chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Nhỏ bé, mong manh nhưng vẫn đủ để làm ướt hết những cành cây khẳng khiu, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại, ướt hết cả mặt đường, cả lòng người và thấm vào tận tâm can.

Những hạt mưa vẫn chậm chạp rơi. Cùng với cái thời tiết âm u, ảm đạm của bầu trời dường như làm mọi thứ trở nên chậm lại, thời gian trôi qua lâu hơn. Ngoài đường, những chiếc xe cũng như đang ì ạch lăn từng vòng quay tiến về phía trước. Tiếng máy xe cũng nhẹ nhàng hơn, từ tốn hơn, không ồn ã, dồn dập nhưng những ngày thường. Là tâm hồn nó đang chậm lại hay cuộc sống chậm lại như cái bản ngã vốn có của nó? Nó cảm nhận rõ hơn, cụ thể hơn mọi thứ xung quanh và cả những xúc cảm của nó nữa...

Thời gian cứ chầm chậm trôi. Cửa hàng vắng tanh không một bóng người. Chỉ có mình nó và đống hàng hóa vô tri, bất động. Ngồi im lặng, đưa mắt qua ô cửa kính nhìn ra ngoài đường. Thả hồn theo những hạt mưa li ti đang bồng bềnh trong gió. Lòng như tĩnh lại, lặng như mặt nước hồ thu không một gợn sóng. Cứ miên man, miên man mà trôi theo những hạt mưa ấy. Chẳng biết là đang nghĩ gì. Có những hình ảnh, có những âm thanh cứ lướt qua đầu nó. Vừa hư, vừa thực; vừa rõ ràng, vừa mờ ảo; vừa rất quen thuộc lại vừa rất mơ hồ. Tất cả như một mớ hỗn độn chợt ẩn, chợt hiện trong đầu của nó. Chẳng có một cái gì liên quan đến nhau cả nhưng lại rất êm đềm như nó vốn có. Như một dòng sông yên bình một cách lạ kỳ chảy qua cuộc đời. Có cái gì đó đượm buồn nhưng thật bình yên. Phải rồi, đó là những giây phút bình yên...

Nó vẫn vậy. Những lúc nó thấy bình yên nhất là những lúc nó ở một mình. Một mình một không gian, một mình một suy nghĩ, một mình trong thế giới riêng của nó. Những lúc như thế, nó có thể suy nghĩ một cách chín chắn hơn, rõ ràng hơn mọi thứ và những xúc cảm của nó cũng ùa về nhiều hơn... Nó lại viết, viết để những khoảnh khắc này không vuột mất theo những giọt mưa ngoài kia...

Những hạt mưa phùn bên khung cửa sổ

Nó thích mưa, thích ngồi lặng im một mình ngắm những hạt mưa chảy dài bên cửa. Mưa luôn mang lại cho nó một cảm giác thật lạ: bình yên. Mưa có thể xoa dịu những nỗi đau, xóa mờ những gợn sóng hằn trong lòng nó, đưa nó về trạng thái cân bằng mỗi lúc nó thấy chông chênh. Mưa cũng gợi cho nó về những kỷ niệm, về gia đình và về những người mà nó yêu thương. Hôm nay cũng vậy. Cơn mưa phùn đầu xuân lại đưa nó về với những xúc cảm như thế.

Mải miết theo những suy nghĩ vu vơ, bất định, thế rồi luồng suy nghĩ trong đầu nó cũng trở nên rõ ràng, sắc nét. Một hình ảnh từ từ hiện ra chiếm lĩnh trọn vẹn không gian trong đầu nó. Một hình ảnh thật quen thuộc, thân thương. Nó lại tương tư. Nó lại nhớ về anh ấy. Nó bất giác nở một nụ cười thật khẽ. Hình ảnh ấy cũng nở một nụ cười đáp lại thật tự nhiên và ấm áp. Nhưng nó chợt thấy có một chút chua xót, cay cay trong lòng. Nhưng rồi những hạt mưa lại làm lòng nó bình lại. Nó biết nó phải làm gì. Cứ nhớ, cứ thương, nhưng đừng có cho người ta biết đấy nhé, đừng làm ảnh hưởng tới người ta, biết chưa?

Kìm nén những cảm xúc lại, nó bắt đầu hồi tưởng về những ngày tháng thủơ xưa, những ngày tháng ngọt ngào và hạnh phúc, ít nhất là đối với nó. Nó với anh ấy là bạn thân, cùng với một nhóm nữa. Chẳng biết từ bao giờ mà chúng nó đã trở nên thân thiết như vậy. Hình như cũng vào một ngày mưa từ hồi còn học đại học. Một ngày cả lớp liên hoan, 2 đứa cùng về vào giữa khuya. Một kỷ niệm khó quên và cũng là điểm bắt đầu cho một tình bạn vĩnh cửu. Để rồi từ đó một tình yêu cũng lớn dần lên.

Sao nhớ cái thủơ vô tư ấy quá. Thời gian thấm thoắt trôi đi, quãng đời sinh viên dần ngắn lại. Ngày ra trường, mỗi đứa một nơi, một công việc, một cuộc sống. Nhưng cái tình bạn gắn bó ấy thì vẫn không hề thay đổi. Vẫn quan tâm, vẫn hỏi han nhau nhưng không phải về chuyện học hành nữa mà là về công việc, về cuộc sống. Cái cách quan tâm cũng khác, đã lớn hơn, trưởng thành hơn. Những lần gặp nhau ít đi và những nhớ thương nhiều hơn.
Mưa phùn tháng ba mang theo cả những nỗi nhớ

Đã có những cuộc trò chuyện chỉ có hai người, những cuộc hẹn hò chỉ có hai người. Anh ấy buồn, nó quan tâm và an ủi. Anh ấy tâm sự với nó, nó thấu hiểu và tìm mọi cách để nụ cười lại nở trên môi anh ấy. Quá tam ba bận, hai đứa đi ăn kem mà đều hết cả. Anh ấy học thêm, nó tận tình giúp đỡ. Nó đã thật sự cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Quãng thời gian đó là quãng thời gian vui nhất đối với nó. Nó ước quãng thời gian đó sẽ mãi không bao giờ trôi đi như thế, không bao giờ chỉ còn là ký ức như giờ đây.

Rồi một ngày, nó phải đi xa, không còn ở đất thủ đô, không còn gần người con trai ấy nữa.Tối hôm trước khi nó đi, anh ấy nhắn tin cho nó, anh ấy bảo sẽ nhớ nó. Nó đã hạnh phúc biết nhường nào. Nhưng có phải là nó đã ngộ nhận? Là nỗi nhớ của những người bạn chứ không phải của tình yêu? Ngày đó, nó với anh ấy vẫn là bạn...

Rời xa Hà Nội, rời xa lũ bạn thân, rời xa cả người con trai nó thầm yêu. Miền đất mới, nó thấy nhớ vô cùng. Nó chợt nhận ra, nó đã yêu, yêu người con trai ấy rất nhiều. Nhưng vẫn chưa một làn nó thổ lộ. Vẫn nhắn tin, vẫn chat qua Facebook. Càng ngày tình cảm của nó dành cho người con trai ấy càng lớn dần lên. Nó muốn quan tâm nhiều hơn, nói chuyện nhiều hơn, nói chuyện nhiều hơn nhưng kết quả lại là ít đi. Là anh ấy bận hay đang muốn lảng tránh nó?

Những lần trở lại Hà Nội nó ước ao được gặp anh ấy. Nó tìm mọi lý do để được gặp. Vẫn gặp, vẫn nói chuyện nhưng là cũng với cả lũ bạn thân nữa. Nó chưa đủ dũng cảm để thổ lộ tình cảm của mình. Tình yêu nó vẫn chôn chặt trong lòng. Nó gửi tình cảm của mình vào những món quà tự tay nó làm tặng cho a ấy. Bạn nó động viên nó, ủng hộ nó. Rồi một ngày, nó lấy hết can đảm, quyết tâm thổ lộ với người con trai nó yêu. Nó đã rất mong chờ, rất hi vọng vào một hạnh phúc tuyệt vời. Nhưng vẫn chỉ là hi vọng...

Nó đã đến sau một người, nó đã để người con trai nó yêu tuột khỏi tay mình. Anh ấy đã dành bờ vai cho một người con gái khác, đã dành vòng tay cho một ai đó không phải là nó.

Vùi mình trong im lặng, cái cách mà nó đối diện với những khó khăn. Nó đã trải qua những ngày tháng thật khó khăn. Không còn những tin nhắn chúc ngủ ngon mỗi tối, không còn những khung chát quan tâm. Nó lùi xa và giữ một khoảng cách nhất định. Bởi lẽ nó không muốn làm cho anh ấy khó xử, không muốn làm ảnh hưởng tới hạnh phúc của người ta. Nó tự nhủ với lòng phải biết kìm nén những cảm xúc kia. Có thể một mình chịu đựng. Nó có thể mà.

Rồi những cơn mưa đông cũng xóa nhòa dần những nỗi đau trong lòng nó. Không còn được trực tiếp quan tâm nhưng nó vẫn âm thầm dõi theo từng bước đi của người con trai ấy. Nó chờ đợi từng dòng status, từng bình luận của anh ấy. Ít nhất như vậy nó cũng biết được rằng anh ấy đang ra sao, đang sống thế nào. Với nó thế là đủ. May mắn một điều, anh ấy vẫn coi nó là bạn, vẫn là bạn thân trong cái tình bạn vĩnh cửu của chúng nó. Nó nhận ra lòng nó đã bình yên hơn rất nhiều. Không còn dậy lên những cảm xúc dữ dội khi vào trang cá nhận của anh ấy. Có thế mỉm cười mỗi khi xem lại những bức ảnh, mỗi khi nhớ về anh ấy dẫu vẫn còn một nỗi buồn diệu vợi ở sâu thẳm con tim. Nó vẫn còn yêu, rất yêu và sẽ luôn là một bến bờ để người con trai ấy có thể sẻ chia, tâm sự, gửi gắm lòng mình.

"Hãy hạnh phúc bên người đó. Còn không hãy luôn nhớ rằng, có một người vẫn bước theo sau những bước chân của cậu, lúc nào cũng sẵn sàng để tâm sự, để sẻ chia với cậu. Yêu mãi cậu, người con trai đã đánh cắp trái tim của tớ!”

Tuesday, March 17, 2015

Các trường đại học Singapore nổi bật trong bảng xếp hạng thế giới

Singapore là đất nước nhỏ với dân số khoảng gần 4 triệu người, thế nhưng đối nghịch với diện tích và dân số, mọi mặt của Singapore đều được thế giới ngưỡng mộ, trong đó có nền giáo dục nổi tiếng hàng đầu thế giới. Cả nước có đến 4 trường đại học lớn và rất nhiều trường tư thục khác.

Trong số 4 trường đại học của Singapore, hai trường còn rất non trẻ là Đại học Quản Lý Singapore (Singapore Management University) và Đại học Công Nghệ và Thiết Kế (Singapore University of Technology and Design) đang gặt hái được thành công nhất định dựa trên mô hình liên kết với với các trường ĐH top lâu đời và danh tiếng thế giới. Hai trường ĐH còn lại của họ đã thực sự phản ánh đúng như chất lượng giáo dục của quốc gia này.

Trường ĐH Quốc Gia Singapore (National University of Singapore -NUS) và ĐH Công Nghệ Nanyang (Nanyang Techonological University -NTU) thuờng xuyên nằm trong top 100 trường ĐH tốt nhất thế giới trong nhiều năm trở lại đây.

Năm 2013 là năm phát triển vượt bậc của hai trường ĐH này theo bảng xếp hạng mới nhất của Quacquarelli Symonds (QS) World University Rankings, thông báo ngày 10/9/2013. Cụ thể, NUS được xếp hạng thứ 24 và đại học “anh em” với NUS là NTU cũng nhảy 6 bậc để chiếm vị trí 41 trong bảng xếp hạng này (Nguồn QS Rankings).


Trường ĐH Quốc Gia Singapore (National University of Singapore -NUS)
Ấn tượng nhất là ĐH Quốc gia Singapore lần đầu tiên đứng số 1 Châu Á, đứng trên 8 bậc so với ĐH lâu đời và danh tiếng bậc nhất của Châu Á là ĐH Tokyo (Nhật) và đứng trên 1 bậc so với ĐH California, Berkeley (Mỹ). Phát biểu với sự hài lòng, Hiệu trưởng, GS. Tan Chorh Chuan nói: “NUS đã nỗ lực hết mình để tạo ra sự khác biệt của ĐH Châu Á vươn ra toàn cầu bằng sự sáng tạo, nghiên cứu đa lĩnh vực, đa ngành và bằng các liên kết chiến lược.

Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục tập trung mũi nhọn vào việc nuôi dưỡng và tuyển dụng những giảng viên, cán bộ và sinh viên tài năng. Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn sẽ tạo ra một môi trường hiệu quả để thúc đẩy những tiên phong về giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng để tạo ra những tác động tích cực đến đất nước Singapore cũng như toàn xã hội”.

Bên cạnh vị trí số 1 Châu Á của NUS thì ĐH Kỹ thuật Nanyang được đánh giá là ĐH phát triển nhanh nhất Châu Á. NTU đã nhảy 33 bậc trong vòng 3 năm trở lại đây để trở thành 1 trong 2 ĐH có tuổi đời dưới 50 năm trên thế giới, nằm trong Top 50 của bảng xếp hạng.

Giáo sư, hiệu trưởng của NTU, người ở trong ban hội đồng xét duyệt giải Nobel, khiêm tốn trước thông tin này: “Hiện nay chúng tôi đang ở Top 50, mỗi bước đi của chúng tôi sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi chúng tôi ở Top 100. Chúng tôi đã nỗ lực để cải tiến 6 bậc trên bảng xếp hạng, vượt qua các đại học danh tiếng của Mỹ như ĐH Brown, ĐH UCLA. Điều đấy chỉ ra rằng, các giáo sư và nhà tuyển dụng trên toàn thế giới ngày càng ghi nhận chất lượng nghiên cứu và giáo dục của NTU”.

ĐH Công Nghệ Nanyang (Nanyang Techonological University -NTU)


NTU là đại học kỹ thuật lớn nhất thế giới với 16000 sinh viên, 2000 giảng viên đang theo học và làm việc ở College of Engineering. NTU đã và đang đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo từ y dược, xã hội nhân văn, truyền thông và kinh doanh. Đặc biệt, trường kinh doanh Nanyang (Nanyang Bussiness School-NBS) luôn được đánh giá là trường kinh doanh tốt nhất Singapore.

Với truyền thống lâu đời vào bậc nhất trong các khoa, ngành; khóa NBS/MBA của trường được tạp chí Financial Times xếp hạng 32 thế giới, chỉ kém 8 bậc so với trường kinh doanh uy tín Said trực thuộc ĐH Oxford (Nguồn Financial Times).



Singapore đã thực sự gặt hái được nhiều thành công và uy tín cho những nỗ lực không ngừng của họ!

Monday, March 16, 2015

Bánh khoái tép - món ngon của xứ Thanh


Bánh khoái tép là món ăn giản dị nhưng cũng thuộc hàng thơm ngon bậc nhất tại Thanh Hóa, rất thích hợp để thưởng thức trong ngày mưa rét.

Với người Thanh Hóa, chỉ cần nhắc đến bánh khoái tép đều hình dung ra thứ bánh nghi ngút khói, ăn mãi không biết chán. Nguyên liệu làm bánh chỉ bao gồm gạo tẻ xay thành nước, tép tươi loại ngon cùng rau cần và bắp cải thái sợi, thì là. Tép đồng mua ở chợ vào buổi sáng sớm còn tươi ngon, rửa sạch và để ráo trước khi đảo sơ với hành lá cùng chút gia vị như tiêu, muối… cho ngấm. Công cụ chế biến cũng chỉ cần duy nhất một chiếc chảo gang, thêm miếng mỡ khổ, mỡ phần để láng trơn mặt chảo.

Tép tươi mua về chỉ đảo sơ qua để giữ nguyên độ ngọt.

Người xứ Thanh thường chọn loại nước mắm cốt cá ở vùng biển quê hương để pha chế làm nước chấm, không quá ngọt cũng chẳng gay gắt quá, vắt thêm quả quất thơm, một chút tiêu bắc, vài quả ớt chỉ thiên là xong. So với nước chấm bún thì nước chấm bánh khoái bao giờ cũng nhạt hơn.

Chiếc chảo gang loại lớn vừa được bắc lên bếp củi cho nóng ran rồi cho mỡ. Lúc này người làm nhanh tay cho một lớp bắp cải, rau cần lên, sao cho rải đều khắp mặt chảo, tiếp đến là cho bột vào và cuối cùng mới rắc tép lên. Đậy vung cho chín bánh khoảng 30 giây đến ,ột phút là có thể gấp lại, bày ra đĩa dùng nóng.


Chiếc bánh khoái xứ Thanh tuy thô mộc, giản dị nhưng ẩn chứa biết bao ý tứ ân tình như chính con người nơi đây.

Bánh thơm, có vị ngọt của rau cần, bắp cải lẫn vị bùi, béo của tép đồng và viền ngoài giòn tan. Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng và không tạo cảm giác ngấy khi ăn nhiều.

Nếu có dịp đến thăm mảnh đất quê Thanh xinh đẹp, bạn có thể đi cùng bạn bè tìm đến các hàng bánh khoái thường bán vào chiều muộn ở phố Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, chợ Vườn Hoa… Giá từ 5.000 đến 8.000 đồng một chiếc.

Saturday, March 14, 2015

Hành trang cần thiết khi du học

Du học là một trong nhưng con đường thay đổi vận mệnh của rất nhiều bạn trẻ trong thời buổi hiện nay. Du học Thanh Giang là một trong những công ty tư vấn du học uy tín tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm, công ty đã gặp hái được rất nhiều thành công, đưa hàng trăm du học sinh đi du học.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cho các du học sinh để chuẩn bị hành trang du học.






Ngôn ngữ – Hành trang đầu tiên khi đi du học

Khi sang một đất nước xa lạ để du học, điều đầu tiên cần trau dồi chính là ngôn ngữ của đất nước đó. Các du học sinh có nhiều ngôn ngữ để lựa chọn, tùy thuộc vào đất nước mình lựa chọn. Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ thông dụng nhất. Đối với ngôn ngữ, không có sự chuẩn bị nào là thừa. Càng đọc thông viết thạo, sự hòa nhập của các bạn khi đi học sẽ càng tốt hơn.

Mỗi trường thường có những yêu cầu tiếng Anh đầu vào khác nhau, nhưng đa phần ở mức IELTS 6.5 hoặc TOEFT iBT 79. Đây cũng là mức sàn để sinh viên có thể cảm thấy tự tin và thoải mái trong việc tiếp thu kiến thức cũng như giao tiếp hằng ngày trong cuộc sống. Một số điểm quan trọng cần ghi nhớ về chủ đề này là:

- Tìm hiểu thật kỹ yêu cầu tiếng Anh của trường định nhập học từ sớm để có sự chuẩn bị tốt nhất.

- Lên kế hoạch học tiếng Anh trước khi cần thi lấy bằng khoảng một năm.

- Tham khảo “chiến lược” học tập của các anh chị đi trước.

Làm sao để đạt được kết quả IELTS hay TOEFL cao? Hãy cùng nghe chia sẻ của Nguyễn Tất Thành Nhân, thí sinh thi đạt điểm IELTS 8.0 trong kỳ thi tại Hội đồng Anh:

- Kỹ năng nghe: Làm quen với giọng Anh, làm quen với cách phát âm và phiên âm của các loại tên người, địa danh, số, luyện tập viết tên đường, số điện thoại v.v… để nghe và viết được thật nhanh và chính xác. Sử dụng các khoảng thời gian nghỉ ngắn giữa các phần nghe để đọc trước câu hỏi của phần tiếp theo để chuẩn bị tốt hơn.

- Kỹ năng đọc: Dùng câu hỏi của bài đọc để tóm tắt ý chính của bài, nắm chắc cách đọc nhanh và đọc lướt để dò bài đọc, tìm kiếm thông tin cho câu trả lời thật hiệu quả. Luyện tập với nhiều bài thi đọc để luyện sức bền và làm quen với các dạng chủ đề và từ ngữ dùng trong các chủ đề này.

- Kỹ năng viết: Tập viết biểu đồ bằng cách làm quen với cách viết và các từ ngữ sử dụng để miêu tả biểu đồ. Làm dàn ý cẩn thận trước khi viết bài luận.

- Kỹ năng nói: Tìm một người bạn để luyện nói cùng. Không nên lo lắng về giọng nói hay cách phát âm của mình. Nói to, rõ và phát âm theo cách tốt nhất bạn có thể làm được. Khi được cho thời gian để suy nghĩ về những gì mình sẽ nói, hãy viết ra càng nhiều từ vựng hay và liên quan đến chủ đề càng tốt.

Chuẩn bị tâm lý trước khi đi du học

Ngoài tiếng Anh, tâm lý cũng là một vấn đề rất quan trọng các bạn phải chú ý trước khi quyết định đi du học. Đi du học là cả một cuộc hành trình dài, gần như tất cả mọi thứ trong cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn và cần một bản lĩnh đủ vững để sắp xếp lại. Bạn hãy tự hỏi xem liệu mình đã sẵn sàng để đi du học chưa?

Hay nói cách khác, có mong muốn đi du học đến mức sẽ cố gắng hết sức để vượt qua mọi thử thách hay chưa? Để làm điều này, hãy bắt đầu với những câu hỏi nhỏ nhất: “Liệu mình có đủ sức khỏe để thích nghi với cuộc sống mới, nhất là cái lạnh về mùa đông? Liệu mình có thể tự lập làm những việc cá nhân mà không cần bố mẹ, có thể tự nấu ăn một vài món đơn giản hay tự lo chuyện di chuyển từ nhà đến trường?…”.

Khi còn ở Việt Nam, hãy cố gắng lên mạng tìm hiểu trước môi trường sống và làm quen với các anh chị đang theo học ở nơi mình sẽ đến. Khác biệt văn hóa là một trong những vấn đề các bạn phải khắc phục thật nhanh để không bị bỡ ngỡ: Ví dụ như văn hóa nói cảm ơn – xin lỗi trong nhiều tình huống giao tiếp, văn hóa xếp hàng…

Trong quá trình hòa nhập vào một môi trường mới, hãy cố gắng tự tin và kết bạn càng nhiều càng tốt. Thầy Ian Kitching – Trưởng điều phối giáo viên, Giảng viên IELTS tại Hội đồng Anh, chia sẻ: “Trong những ngày đầu trên xứ người, hãy tìm hiểu về đất nước và thành phố nơi bạn sắp đến. Tạo một danh sách những việc bạn muốn làm trong ba tháng đầu tiên.

Hãy cởi mở làm quen với những người bạn mới và cùng họ trải nghiệm đất nước nơi bạn đến học tập như thử những món ăn mới, tham dự những sự kiện xã hội, tham quan danh lam thắng cảnh… Hãy tận dụng cơ hội trải nghiệm những điều mới lạ như một cách để học hỏi và thích nghi với văn hóa địa phương nơi bạn đến sinh sống và học tập”.

Ngoài ra, sinh viên ở các nước phát triển vốn rất năng động và có nhiều tài lẻ như thể thao, văn nghệ… Các bạn, vì thế, cũng nên chuẩn bị “hành trang” một vài tài vặt lẻ, tập một môn thể thao, một loại nhạc cụ nào đó. Để các bạn sinh viên bản xứ thấy rằng sinh viên Việt Nam không chỉ biết học mà thôi.

Tài chính

Tài chính là một phần rất quan trọng mà chắc chắn không gia đình nào có thể bỏ quên. Giành được học bổng là ước mơ của tất cả các bạn có ý định du học. Không dễ để giành được một suất học bổng nhưng cũng không có nghĩa là không thể. Nếu không đạt được một suất học bổng toàn phần thì một khoản hỗ trợ 75%, 50% hay thậm chí là 20% cũng có giá trị. Nên lên kế hoạch du học từ sớm để có kế hoạch chuẩn bị và đánh bóng cho bộ hồ sơ để nâng cao khả năng nhận được học bổng.

Friday, March 13, 2015

Muốn học CNTT, cần bỏ những thói xấu này

Công nghệ thông tin đang làm một nghề hot được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn, Các bạn có thể lựa chọn nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế web, sửa chữa phần cứng, viết phần mềm,.... Tuy nhiên nếu bạn thực sự lựa chọn một cách nghiêm túc thì nên bỏ ngay những thói quen sau đây. Chúng thực sự là rào cản lớn cho sự phát triển và tương lai của chính bạn.


Ngại đọc tài liệu

Đây là một trong những thói quen tệ hại nhất nhưng lại thường gặp nhất. Có lẽ thói quen này nảy sinh từ tính thân thiện của “giao diện đồ hình” (GUI) khiến cho người dùng bồi đắp thói quen mò mẫm mà không cần đọc hướng dẫn nhưng cũng sử dụng được máy. Việc này không có gì đáng ngại đối với người dùng (rất) bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định trở thành một dân CNTT chính công một cách nghiêm túc thì hãy bỏ ngay thói quen tai hại này bởi vì đây là rào cản lớn nhất cho sự phát triển. Kiến thức vững chắc không phải… mò mà ra, ngay cả mình cũng đã dính phải lỗi này.



Đọc lướt qua

Đây cũng là một thói quen tệ hại và phổ biến không kém. Ngay trên những diễn đàn, với những ý kiến và chỉ dẫn bằng tiếng Việt rất cô đọng, rành mạch và dễ hiểu nhưng vẫn có quá nhiều người chỉ đọc lướt để rồi quay lại tiếp tục thắc mắc. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm bởi vì nó rèn cho trí não thói quen đọc lướt. Việc này dẫn đến chỗ kiến thức thu thập một cách hời hợt, tạm bợ và chắp vá. Nếu những ý kiến bằng tiếng Việt rất cô đọng, rành mạch và dễ hiểu nhưng vẫn không chịu khó đọc kỹ và suy gẫm thì việc tham khảo, tổng hợp các sách tiếng nước ngoài gần như là vô khả thi.

Bắt chước mà không suy nghĩ

Khi bắt đầu làm quen với những thứ trong ngành CNTT, cách dễ nhất là bắt chước làm theo từng bước. Nếu cứ nhắm mắt làm theo nhưng không hề suy nghĩ lý do tại sao mình làm như vậy, không thử đặt câu hỏi những gì xảy ra đằng sau những “bước” ấy thì không chóng thì chày sẽ tạo cho mình một thói quen tai hại: bắt chước không suy nghĩ không tư duy như một cỗ máy. Từ chỗ làm theo từng bước có sẵn mà không suy nghĩ đến chỗ biến thành thói quen thì khả năng nhận định và tư duy sẽ bị thui chột. Chẳng những vậy, thói quen này kiềm hãm sự thẩm thấu kiến thức xuyên qua hàng loạt những câu hỏi. Tự đặt câu hỏi chính là cách buộc trí não mình làm việc và là viên đá đầu tiên để dấn thân vào chỗ phát triển trí tụệ.

Sợ khó, sợ khổ

Sợ khó tưởng chừng quá thông thường trên mọi lãnh vực nhưng trong lãnh vực CNTT thì thói quen “sợ khó, sợ khổ” là thói quen giết chết ngay bước đầu làm quen và phát triển. Chẳng có ngành nghề thực thụ, đòi hỏi trí tuệ mà lại dễ dàng hết. Thói quen “sợ khó, sợ khổ” biểu hiện từ chuyện đơn giản như học ngoại ngữ (để có thể tham khảo thêm tài liệu ngoại ngữ) cho đến chuyện tự mình đối diện với những khó khăn trong khi trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Thói quen này lâu dần ăn sâu và dẫn đến chỗ không muốn và không thể giải quyết được điều gì nếu chỉ cảm thấy có trở ngại. Nên tránh xa câu này: vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản.

Viện cớ

Quá trình tích lũy kiến thức luôn luôn có những khó khăn và trở ngại. Nếu chính bản thân mình không tự kỷ luật và tự nghiêm khắc thì chẳng còn ai trên đời này kỷ luật và nghiêm khắc giúp mình. Từ chỗ không kỷ luật và không nghiêm khắc, chỉ cần một thời gian rất ngắn có thể dẫn đến sự đổ vỡ, sợ hãi, chán nản và để bào chữa cho sự đổ vỡ thường là những viện cớ. Viện cớ chỉ để ẩn nấp sau cái cớ nhưng sự thật sụp đổ vẫn tồn tại. Tránh xa những câu như “nhà em nghèo”, “hoàn cảnh khó khăn”, “vì em là newbie” mà nên biết rằng vô số những người khác cũng như mình và thậm chí còn khó khăn hơn mình. Nên nhớ rằng, ngay khi dùng cái cớ để viện thì lúc ấy mình đã chính thức thất bại rồi.

“Đi tắt đón đầu”

Trên đời này chẳng có loại tri thức đích thực nào hình thành từ “đi tắt” và “đón đầu” cả. “Mì ăn liền” có cái ngon của nó nhưng chính “mì ăn liền” không thể hình thành một bữa ăn thịnh soạn và đầy đủ. Tri thức đích thực cũng như thức ăn, nó cần điều độ, liều lượng và thời gian để… tiêu hoá. Tư duy và thói quen “đi tắt” luôn luôn dẫn đến những lổ hổng khủng khiếp trong kiến thức. Những lổ hổng ấy xem chừng không nhiều và không quan trọng khi kiến thức còn ít ỏi và nhu cầu công việc còn sơ khai. Tuy nhiên, một khi đối diện với những khó khăn và phức tạp trong công việc và trong đời sống thì những thứ “đi tắt đón đầu” là nguyên nhân sâu xa của những đổ vỡ và thất bại. Hãy nhớ: đừng đi tắt và đừng đón đầu bởi vì chẳng có cái đường tắt nào trong hành trình đi tìm tri thức.

“Nghe nói là…”

Cụm “nghe nói là…” là một cụm phổ biến đến độ chóng mặt. Bất cứ một ngành khoa học hay có liên quan đến khoa học không thể dựa trên “nghe nói” mà luôn luôn cần dựa trên các bằng chứng khoa học và những bằng chứng ấy cần chính xác và cụ thể. Chính vì có thói quen “nghe nói” mà đánh rớt những cơ hội tìm tòi và kiểm chứng; những cơ hội quý báu để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Cái gì không rõ thì nên tìm tòi và đừng “nghe nói” mà phải được thấy, được phân tích và được kiểm chứng. Không bỏ được thói quen này thì cách tốt nhất đừng bén mảng gần bất cứ ngành khoa học nào vì chỉ chuốc lấy sự thất bại và lãng phí.

Niềm tin và hy vọng

Trong khoa học, khi nói đến kết quả và sự kiến tạo hoặc thậm chí con đường đi đến sự kiến tạo và kết quả thì hoàn toàn không có chỗ cho “niềm tin” và “hy vọng” một cách mù mờ. Thói quen “restart” lại máy hay “restart” lại chương trình với “hy vọng” nó sẽ khắc phục sự cố đã trở thành thói quen cố hữu. Nếu không có điều kiện thay đổi nào khác thì có “restart” một triệu lần và hy vọng một triệu lần thì kết quả vẫn y hệt nhau. Đừng “tin” và đừng “hy vọng” vào sự thay đổi của kết quả nếu như chính bạn không kiểm soát và thay đổi để tạo thay đổi trong kết quả. Tất cả mọi hoạt động từ lập trình cho đến quản lý hệ thống, quản lý mạng, bảo mật, reverse engineering…. thậm chí đối với người dùng bình thường, khi kết quả không như ý, sự điều chỉnh là điều cần thiết thay vì lặp lại y hệt hành động và chỉ… hy vọng.

Không vì trí tuệ mà vì… “đẳng cấp”

Lắm bạn lao vào ngành này không phải là vì trí tuệ, vì kiến thức, vì đóng góp một cái gì đó ích lợi cho xã hội mà là vì… đẳng cấp mơ hồ nào đó. Nếu tiếp tục lao vào và chọn lấy một muc tiêu mơ hồ thì sẽ không bao giờ đi đến đích được. “Đẳng cấp” là một thứ mơ hồ, vô ích và đầy cá nhân tính nhưng khi nó biến thành thói quen và mục tiêu để nhắm tới thì nó chẳng mang lại được gì ngoài sự thất bại ngay từ đầu vì hoàn toàn không có một phương hướng nào cả. Trau dồi kiến thức hoàn toàn khác với việc xoa dịu mặc cảm (“đẳng cấp”).

Sau khi đọc xong bài viết này thì những bạn đang có ý định trở thành một lập trình viên hoặc một công việc liên quan đến IT thì hãy cố gắng đừng vấp phải những lỗi mà mình đã nêu như trên. Hãy vì một thế giới Internet lớn mạnh đầy bổ ích.

Bí quyết săn học bổng toàn phần du học Mỹ


Công ty cổ phần du học Thanh Giang là một trong những công ty tư vấn du học, dạy học tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Không những tư vấn du học chi tiết cho du học sinh mà còn chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết bổ ích mà các giáo viên và cựu du học sinh đã tích lũy được. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn: kinh nghiệm săn học

Để có được một suất học bổng luôn là điều mơ ước của các bạn sinh viên. Đa phần đều nghĩ rất khó, tuy nhiên nếu biết được bí quyết, cơ hội dành học bổng của các bạn sẽ cao hơn nhiều.
Để có thể săn học bổng du học Mỹ, bạn cần có những “thành tích” quan trọng sau đây:

Có số điểm TOEFL/ IELTS tương đương IELTS7.0, và TOEFL90. Để đạt được điểm cao, học sinh cần biết rõ chiến lược làm bài, cụ thể là các dạng câu hỏi, cách chấm điểm ở mỗi dạng, cách định dạng câu trả lời sai, và luyện tập cấu trúc trả lời của phần viết và nói nhiều lần trước khi thi.

Vượt điểm chuẩn SAT/GRE/GMAT của các trường đề ra. Để vượt điểm chuẩn, người thi cần rèn luyện trước kỹ năng skimming (đọc lướt) với thời gian nhanh nhất và ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả. Đồng thời, khi đọc, bạn nên ghi chú những từ ngữ chính, các câu hỏi lạ để triển khai ý trả lời nhanh hơn.


Có các thành tích trong hoạt động ngoại khóa khác. Passion (đam mê, nhiệt huyết) và Leadership (khả năng lãnh đạo) là 2 yếu tố các trường đại học xem xét khi nhìn vào thành tích hoạt động ngoại khóa của học sinh. Do đó, học sinh không nên tham gia tràn lan nhiều hoạt động ở mức hình thức, mà nên chọn 2-3 lĩnh vực mình say mê và sẵn sàng bỏ thời gian, công sức vào lĩnh vực đó.

Đầu tư thời gian và công sức để viết một bài luận thật tốt: bài luận muốn thành công thường kể những câu chuyện chi tiết về một sự việc, một hoạt động, hay một vấn đề trăn trở của học sinh. Không nên sa đà, chọn những đề tài quá độc đáo, cao siêu.

Để có được sự tư vấn chi tiết hữu ích hơn, I.S.N (International Student Network Inc) tiếp tục sẽ tổ chức buổi hội thảo triển lãm Du học Mỹ 2015 thường niên vào ngày 18/3 tại Hà Nội và 21/3 tại TP HCM nhằm tạo cơ hội cho những học sinh và sinh viên Việt Nam có nhu cầu tìm hiểu thông tin về du học được tiếp cận trực tiếp với đại diện của nhiều trường đại học, cao đẳng danh tiếng tại Mỹ.

Triển lãm du học Mỹ trong tháng 3 này có sự góp mặt của 11 trường đại học, cao đẳng với hàng chục chuyên ngành đào tạo: Arizona State University; BridgePathways; College for Creative Studies; Concordia University Wisconsin; Drury University; East Texas Baptist University; Northampton Community College; Penn State University Erie; Stephen F. Austin State University; University of Nevada, Reno; University of the Potomac.

Tham gia triển lãm du học, phụ huynh, học sinh sẽ có được những thông tin hữu ích được đưa ra từ đại diện các trường. Từ 17h30 cho tới 18h, chương trình sẽ tư vấn cho mọi người những thông tin liên quan tới thủ tục xin visa để phục vụ cho việc du học của mình. Phần nối tiếp sẽ tập trung vào giao lưu, gặp gỡ trực tiếp giữa đại diện của các trường đại học, cao đẳng với những vị khách của chương trình. Những thông tin liên quan tới học phí, điều kiện nhập học, mức phí sinh hoạt, chương trình đào tạo, cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai... sẽ được giải đáp một cách tỉ mỉ, chu đáo.

Mỗi học sinh, sinh viên đến tham gia đừng quên mang theo chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, IELTS, bảng điểm trung học và các giấy tờ chứng nhận thành tích đạt được trong quá trình học tập tại trường trung học và các giấy tờ liên quan để nhận được câu trả lời về điều kiện tuyển sinh du học Mỹ, điều kiện nhận học bổng từ phía đại diện tuyển sinh của các trường.

Thursday, March 12, 2015

Cháo lươn Thanh Hóa - kỳ vị của xứ Thanh

Cháo lươn ở Thanh Hóa là món ăn ngon mà bạn có thể ăn được cả sáng và tối.  Cháo đặc biệt khác với các vùng ở việc chỉ nấu bằng gạo lật( gạo xay sạch vỏ trấu chứ không làm mất lớp cám bám bên ngoài hạt gạo).

Bát cháo lươn xứ Thanh với rất nhiều hành và gia vị ngon miệng
Bạn có thể so sánh với cháo lươn ở một vài vùng miền khác
Cháo lươn Nghệ An

Các bạn thấy không, hai bát cháo ở đây hoàn toàn khác nhau. Cháo lươn Thanh Hóa được nấu bằng gạo lật, lươn, đậu phụ, rau ngổ...ngoài ra, điểm độc đáo ở bát cháo còn là vì nó được nấu loãng, nhiều nước chứ không đặc quánh như cháo lươn nơi khác. Khi bạn ăn, nhớ cho thêm chút hành vào nhé. Đây là hành tía củ, vị kết hợp rất ngon. Nếu muốn, bạn có thể ăn kèm bánh đa và nem rán.

Phải nói rằng, bát cháo lươn xứ Thanh là món ăn rất độc đáo, bạn sẽ cảm thấy ngay khi nhìn và húp xì xụp bát cháo nóng nghi ngút khói, nhất là vào những ngày đông lạnh giá. Một điều nữa, là khi say rượu, ăn món này rất tốt, bạn nhớ cho thêm nhiều hành.

Để thưởng thức, bạn có thể đến phố Trường Thi ở thành phố Thanh Hóa. Có hai quán cháo lươn lớn nằm gần nhau rất dễ tìm. Hoặc bạn có thể đến phố Hàng Than cũng có thể tìm được một quán cháo lươn ngon nổi tiếng ở đây.

Chúc bạn ngon miệng!

Chia sẻ kinh nghiệm sống và học tập khi du học

Theo du học Thanh Giang thống kê thì số lượng học sinh, sinh viên đi du học ở nước ta đang tăng rất nhanh. Du học hiện nay đã không còn là vấn đề xa lạ khi nền kinh tế đang từng bước cải thiện, phát triển và hội nhập. Du học luôn là ước mơ của các em học sinh, và nó cũng là xu hướng tích cực mà hiển nhiên là con số du học sinh Việt Nam ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, để học tập như thế nào cho hiệu quả và chất lượng thì bạn cần nắm được một vài nguyên tắc cũng như chuẩn bị tâm lý thật vững vàng.


Kinh nghiệm sống và học tập khi du học (hình minh họa)


Đầu tiên là vấn đề lựa chọn đất nước mà mình sẽ đi du học và chọn trường. Việc lựa chọn đất nước phụ thuộc vào các yếu tố như mức sống, nền giáo dục, kinh tế của quốc gia ấy. Tiếp theo là chọn trường. Đây là một vấn đề khá nan giải, vì đa số các bậc phụ huynh cũng như các bạn học sinh không có điều kiện ra nước ngoài để tham quan cũng như tìm hiểu mà chỉ nghe giới thiệu qua các trường học, các công ty tư vấn môi giới trong nước. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh cần tìm hiểu kĩ lưỡng, từ vấn đề lớn như chất lượng giáo dục, môi trường học, đến các vấn đề nhỏ như giao thông xung quang trường, chế độ học bổng... Tốt nhất hãy chọn những trường uy tín, có văn phòng đại diện tại Việt Nam để được hỗ trợ đầy đủ.

Thứ hai là một số kĩ năng trau dồi từ các hoạt động ngoại khóa, mà các bạn thu được trong quá trình học tập trong nước. Sinh viên Việt Nam khá chăm chỉ, tuy nhiên một số kĩ năng như giao tiếp hay các hoạt động ngoại khóa thường làm các bạn e ngại. Chính điều này làm các bạn thiếu đi những kĩ năng cần thiết, làm giảm ấn tượng dự tuyển cũng như đậu vào các trường đại học nước ngoài nếu nộp đơn từ Việt Nam.

Thứ ba là vấn đề ngôn ngữ. Thông thường, các trường học nước bạn sẽ có những chính sách hỗ trợ các bạn sinh viên nước ngoài về vấn đề ngôn ngữ bằng các tiết học ngoại ngữ nhất định. Tuy vậy, để có thể hòa nhập cũng như tiếp thu hết được bài giảng trên lớp các bạn cần trau dồi vốn ngoại ngữ thật tốt ngay từ khi có ý định du học và phải có phương pháp học ngoại ngữ khoa học. Điều này giúp các em không bị đẩy vào môi trường xa lạ, không thể hòa nhập được khi đi du học. 

Các trường trung học có kết quả tuyển sinh vào đại học cao thường là những trường có đội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo chuyên môn tốt. Chuyên viên định hướng và hỗ trợ hồ sơ đại học tại trường đóng vai trò quan trọng đối với du học sinh khi nộp hồ sơ vào đại học, vì ở nước ngoài, các trường đại học xét tuyển học sinh chứ không thi tuyển. Mỗi trường đại học có những yêu cầu tuyển sinh khác nhau. Vì thế, ngoài việc tập trung học tập để có kết quả cao, học sinh cần có định hướng đúng và chuẩn bị hồ sơ xét tuyển đại học cho phù hợp với trình độ và nguyện vọng của mình.

Trên đây là một số kinh nghiệm căn bản mà bạn cần nắm được khi có ý định đi du học. Hãy tự tin và bước vững vàng trên con đường chinh phục ước mơ của bạn!